Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám? Biện pháp khắc phục là gì?
Key: trẻ chậm nói khi nào cần đi khám
Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám? Biện pháp khắc phục là gì?
Trẻ chậm nói trong suốt một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, sự phát triển về trí não của trẻ. Vậy trẻ chậm nói khi nào cần đi khám? Cách khắc phục như thế nào?
1. Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc “ trẻ chậm nói khi nào cần đi khám”, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Quá trình này sẽ được chia thành những giai đoạn như sau:
Trẻ chậm nói là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
- Giai đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi: Khi người bên cạnh nói chuyện, trẻ thường có biểu hiện nhìn chăm chú vào người đó. Đồng thời trẻ cũng có phản xạ quay đầu về phía phát ra âm thanh. Giai đoạn này, trẻ có thể nói được những từ đơn giản như “bà”, “ba”,...
- Từ 6 - 9 tháng: Trẻ có thể nói được 2 âm như “ba ba” hay “ma ma”.
- Khi đạt từ 9 đến 12 tháng tuổi: Nhiều trẻ vẫn chưa thể phát âm rõ ràng nhưng có thể nói được âm “ê” hay “a kéo dài”. Có một số trẻ nhanh biết nói, đã có thể phát âm rõ ràng những từ đơn giản như bà, mẹ hay ba,...
- Từ 12 đến 15 tháng tuổi: Khả năng phát âm của trẻ cũng dần hoàn thiện. Trẻ có thể phát âm giống như tiết tấu âm nhạc với mong muốn giúp cho cuộc nói chuyện được tiếp tục, kéo dài.
- Giai đoạn 15 - 18 tháng: Trẻ có thể nói những cụm từ dài khoảng 4 từ và kết hợp với nhiều cử chỉ như vẫy tay. Đặc biệt, khi đạt 18 tháng tuổi, trẻ có ghép các từ với nhau, biết cách hình thành trật tự trong một câu. Trẻ có thể biết tên gọi của nhiều bộ phận trên cơ thể, có thể nhận biết và chỉ vào những hình ảnh quen thuộc,...
- Từ 18 - 24 tháng tuổi: Lúc này, bé đã có thể biết gọi tên của mọi người xung quanh, biết chào hỏi hoặc từ chối những điều mình không thích,...
- Từ 2 - 3 tuổi: Vốn từ của trẻ có thể lên đến 200 từ. Giai đoạn này trẻ nói rất nhiều, hay tự nói chuyện khi chơi đùa. Trẻ 3 tuổi còn có thể nói những câu đơn giản, câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, thậm chí có thể đặt câu hỏi cho người đối diện,...
- Giai đoạn 3 - 4 tuổi: Lúc này, khả năng ngôn ngữ của trẻ tương đối tốt, trẻ có thể nói những câu phức tạp, đồng thời câu nói đã có ngữ điệu,...
2. Vì sao trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:
- Nguyên nhân thực thể: Là những trường hợp trẻ chậm nói vì có những vấn đề tại các cơ quan phát âm bao gồm tai, họng và mũi, hoặc cũng có thể do những cơ quan chỉ huy ngôn ngữ hoặc não của trẻ có vấn đề, chẳng hạn như trẻ bị dị tật bẩm sinh, viêm màng não, di chứng xuất huyết não,... Ngoài ra trẻ còn có thể mắc tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý.
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
- Nguyên nhân tâm lý, chẳng hạn như cha mẹ quá cưng chiều, cha mẹ không quan tâm thường xuyên đến trẻ, hoặc cũng có thể là do trẻ gặp phải những biến cố tâm lý nghiêm trọng nào đó,...
3. Trẻ chậm nói khi nào cần đi khám?
Với thắc mắc “trẻ chậm nói khi nào cần đi khám”, các bác sĩ trả lời như sau:
- Trước hết, các bậc cha mẹ cần hiểu về khả năng nghe của trẻ sơ sinh để có thể phát hiện sớm những bất thường của trẻ. Nếu trẻ đã đạt 3 đến 4 tháng tuổi mà vẫn không có phản xạ với những tiếng động mạnh hoặc không phát ra tiếng gừ gừ, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm.
- Nếu từ 5 - 12 tháng, trẻ không phản ứng với âm thanh, không biết quay đầu về phí có âm thanh, không nói bất cứ một từ nào, không tìm cách giao tiếp với người bên cạnh, không phản ứng khi người khác gọi tên, không biết vẫy tay chào tạm biệt, không quan tâm tới thế giới xung quanh,.... mẹ nên đưa trẻ đi khám vì đây là những biểu hiện cho thấy trẻ có nguy cơ chậm nói.
- Trẻ từ 15 - 18 tháng: Mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có những biểu hiện như sau:
● Không hiểu hoặc không có những phản ứng đối với những từ ngữ phổ biến hàng ngày như “không”, “có”, “mẹ”,....
● Trẻ không thể nói bất cứ một từ nào.
● Khi được hỏi, trẻ không thể nhận biết hay chỉ vào đồ vật.
- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu:
● Trẻ chưa thể nói được 15 từ.
● Vốn từ của trẻ tăng chậm.
● Trẻ không thể thực hiện những cuộc giao tiếp đơn giản.
● Trẻ không thể tự nói mà chỉ ngại lại câu nói của người khác.
● Đặc biệt, những trẻ từ 25 đến 35 tháng mà vẫn chưa thể nói những câu từ 2 đến 4 từ trở lên, không thể nói hoặc đặt câu đơn giản,....
Mẹ nên thường xuyên giao tiếp với trẻ để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ
- Trẻ từ 3 - 4 tuổi: Nên đưa con đi khám nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện như không dùng đại từ nhân xưng, không nói được câu ngắn, nói không rõ,....
4. Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói
Ngoài việc đưa con đi khám và làm theo những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng nên thực hiện một số cách để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ như sau:
- Khuyến khích con nói chuyện: Cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con, quan tâm nhiều hơn.
- Đọc sách cho con nghe.
- Chủ đề giữa cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con nên là những chủ đề gần gũi với hoạt động hàng ngày hoặc những đồ vật hay sự việc đang diễn ra trước mắt trẻ.
- Dạy cho trẻ những từ đơn giản.
- Cho bé nghe nhiều loại âm thanh khác nhau.
- Hạn chế cho trẻ dùng điện thoại hoặc xem tivi quá nhiều.
- Cho con xem những chương trình hoạt hình, ca nhạc dành cho thiếu nhi để trẻ học từ mới và tập phản xạ ngôn ngữ.
Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “trẻ chậm nói khi nào cần đi khám” và một số cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ. Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám sớm cho trẻ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!