Các tin tức tại MEDlatec
Triệu chứng của hội chứng Lynch và phương pháp điều trị bệnh?
1. Triệu chứng thường gặp của hội chứng Lynch
Hội chứng Lynch xảy ra khi cơ thể tồn tại một hoặc nhiều gen bị đột biến. Tình trạng đột biến gen gây cản trở quá trình chỉnh sửa ADN và từ đó khiến cho những tế bào bất thường có điều kiện thuận lợi để phát triển, do đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Đột biến của một số gen chính là nguyên nhân gây ra hội chứng Lynch
Có thể hiểu đơn giản là Lynch là hội chứng làm tăng nguy cơ ung thư và trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân ung thư gặp phải hội chứng Lynch. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mắc hội chứng Lynch đều bị ung thư.
Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây được cho là có nguy cơ cao mắc hội chứng Lynch:
- Những trường hợp mắc phải 2 hoặc nhiều loại bệnh ung thư.
- Những trường hợp có người thân mắc ung thư và cơ thể tồn tại đột biến gen có liên quan đến hội chứng này.
- Các trường hợp mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư nội mạc tử cung trước tuổi 50.
Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi
Triệu chứng của hội chứng Lynch khá giống với những biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng, cụ thể như sau:
-
Người bệnh luôn mệt mỏi, uể oải mặc dù không phải lao động nặng.
-
Thường xuyên bị đau bụng, có thể kèm theo táo bón.
-
Màu sắc phân bất thường
-
Cân nặng của người bệnh thay đổi thất thường, khó kiểm soát mặc dù chế độ ăn không thay đổi.
-
Có thể bị xuất huyết ruột.
-
Suy giảm khả năng hấp thụ thực phẩm của cơ thể.
-
Một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng u não xâm lấn.
2. Phương pháp chẩn đoán hội chứng Lynch
Để chẩn đoán chính xác hội chứng Lynch, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm di truyền để xem có xảy ra tình trạng đột biến ở một số gen như MSH2, MSH6, EPCAM, MLH1 và PMS2 hay không.
Nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc nếu có nguy cơ bị bệnh
Trên thực tế thì những đối tượng bị nghi ngờ hoặc đang mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung hay ung thư buồng trứng đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm đột biến gen này.
Bên cạnh đó, những trường hợp có người thân trong gia đình, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột đã từng mắc phải những bệnh lý trên hoặc từng nghi ngờ mắc hội chứng Lynch thì việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc cũng là điều cần thiết.
Với những trường hợp đã mắc bệnh, kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được tình trạng của người bệnh, giúp họ kiểm soát bệnh tốt và đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả với từng trường hợp cụ thể.
Hơn nữa, theo những số liệu thống kê, số người mắc hội chứng này cũng khá nhiều, vì thế việc sàng lọc phát hiện bệnh cũng là điều nên làm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ.
Cần lưu ý, ngoài mối liên hệ mật thiết đối với các bệnh ung thư nói trên, hội chứng Lynch cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, bệnh về gan, các bệnh về thận, bệnh về não, bệnh ở ruột non, túi mật,…
3. Các phương pháp điều trị hội chứng Lynch
Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:
- Với những trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi đại tràng. Dù kết quả nội soi không cho thấy bất thường nhưng bệnh nhân vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư ít nhất 2 lần/năm để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Phẫu thuật đại tràng là một phương pháp điều trị khá phổ biến
- Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc phải hội chứng Lynch và đồng thời, bệnh đã tiến triển thành ung thư đại trực tràng thì bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân theo những phương pháp sau:
+ Phẫu thuật đại tràng: Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư và bên cạnh đó, những hạch bạch huyết bị tác động từ các tế bào ung thư cũng được cắt bỏ.
+ Phẫu thuật loại bỏ khối u: Với những khối u còn nhỏ, các bác sĩ sẽ thực hiện sóng sóng tần số vô tuyến để phá hủy khối u.
+ Thắt mạch: Phương pháp thắt mạch được thực hiện với mục đích chặn dòng máu dẫn truyền đến các khối u lớn. Cách thực hiện là dùng một ống mỏng đưa vào bên trong động mạch.
+ Phẫu thuật lạnh: Mục đích của phương pháp này cũng chính là loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên cách thức thực hiện sẽ có sự khác biệt đối với những phương pháp truyền thống. Các bác sĩ sẽ dùng một đầu dò kim loại nhỏ và mỏng để truyền khí lạnh đến bề mặt các khối u và phá hủy chúng.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh và trái cây. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể như các loại đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích thích, đặc biệt không nên uống quá nhiều bia rượu và loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
Ngoài ra, nên thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày. Đây không chỉ là thói quen tốt giúp bạn tăng cường sức đề kháng mà còn giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật.
Một vấn đề quan trọng đó là hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh thành phía Bắc tin tưởng, lựa chọn.
Đặc biệt, MEDLATEC là một trong số ít đơn vị y tế đạt được chứng chỉ ISO 15189:2012 và là đơn vị Y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ CAP của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ. Bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị y khoa hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, giúp bạn có thể theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe của mình. Hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!