Các tin tức tại MEDlatec

U máu ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Ngày 01/05/2024
U máu là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy là một bệnh lý lành tính, nhưng bố mẹ không nên chủ quan và lơ là trong việc tiến hành điều trị sớm trước khi u máu cản trở quá trình phát triển của con trẻ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân gây u máu và cách điều trị bệnh ở trẻ nhỏ.

1. U máu là gì? Bệnh phát triển như thế nào?

U máu là tình trạng tế bào lót trong thành mạch nhân lên bất thường. Đa số các ca u máu là lành tính và xuất hiện từ lúc trẻ vừa chào đời hoặc sau sinh khoảng vài tuần.

U máu ở trẻ em tuy được đánh giá là bệnh lý lành tính nhưng nếu khối u tăng sinh vượt mức cho phép thì có thể đe dọa đến các bộ phận khác trên cơ thể và biến thành các khối u ác tính.

U máu ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý hiếm gặp và khó điều trị

Tốc độ phát triển của u máu ở trẻ em có sự thay đổi qua từng độ tuổi:

●       Giai đoạn 3 tháng đầu, u máu gia tăng kích thước khá nhanh và 80% trường hợp u máu sẽ đạt kích thước lớn nhất.

●       Khi bé 1 tuổi, khối u máu sẽ ngừng phát triển và kích thước của khối u cũng sẽ bé lại. Khi bé đạt 3,5 đến 4 tuổi, quá trình thu nhỏ u máu sẽ tiếp diễn và nhiều trường hợp sẽ để lại sẹo trên da.

U máu sẽ được phân loại dựa trên vị trí khối u:

●       Khối u có thể phát triển trên da hoặc tại các cơ quan bên trong cơ thể. Với u máu trên da, khối u thường được tạo thành từ mạch máu phụ, trông giống như một vết sưng đỏ (phẳng hoặc lồi), có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhất là ở vùng mặt, ngực, lưng,…

●       Khối u máu cũng có thể hình thành ở các cơ quan bên trong cơ thể khác như: ruột, cột sống, cơ quan hô hấp,… đặc biệt thường gặp nhất ở gan.

2. Nguyên nhân gây nên u máu ở trẻ

Hiện nay, nguyên nhân dẫn tới u máu ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể, nhiều ca bệnh do rối loạn nội tiết tố nhưng cũng có trường hợp do yếu tố di truyền. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn so với bé trai và những trẻ thiếu tháng, thiếu cân cũng có xu hướng dễ mắc bệnh u máu hơn.

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới u máu ở trẻ em:

●       Di truyền: trong gia đình và họ hàng có người từng bị u máu.

●       Trong quá trình mẹ mang thai, mẹ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

●       Con bị rối loạn hệ miễn dịch, nội tiết tố và bị chấn thương hoặc bị các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn máu..

●       Mẹ và bé sống trong môi trường hóa chất, độc hại, thuốc lá, chất phóng xạ.

Khối u máu ở trẻ có thể hình thành do rối loạn hệ miễn dịch

3. Dấu hiệu nhận biết u máu ở trẻ

Để biết con có bị bệnh u máu hay không, bố mẹ hoàn toàn có thể quan sát từ bên ngoài bề mặt da của con bởi khối u có thể hình thành từ  khi con chưa được sinh ra.

Dấu hiệu nhận biết bệnh là sau khi sinh từ 7-10 ngày, da trẻ xuất hiện các bớt có màu đỏ, đỏ tím, xanh bầm nhạt. Sau đó, da bắt đầu nổi những khối u trên bề mặt. Các khối u hình thành rõ ràng hơn, gia tăng về kích thước và tạo thành mảng trắng, vỡ ra, nặng hơn có thể để lại biến chứng như lở loét, nhiễm trùng, để lại sẹo lồi và tác động xấu tới các vùng gần khối u.

Nhìn chung, u máu thường xuất hiện tại các vị trí như mặt, cổ, ngực, lưng, sau tai, tay hoặc chân với các hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau tùy vào loại u máu. U máu không lây lan ra các bộ phận trên cơ thể hoặc lây từ người này sang người khác.

4. Phương pháp điều trị u máu ở trẻ

Quá trình điều trị u máu ở trẻ em hiện nay cũng không gặp nhiều khó khăn. Để biết được liệu trẻ có bị u máu hay không, các bác sĩ sẽ đánh giá qua các biểu hiện lâm sàng trước sau đó thực hiện một số thăm dò khác như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm hoặc MRI để phát hiện vị trí và tính chất của khối u máu.

Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá liệu u máu có ảnh hưởng tới các cơ quan khác trên cơ thể hay không để có phương pháp điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp u máu sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng các liệu pháp điều trị. Mặc dù vậy nhưng ba mẹ cần cho con thăm khám thường xuyên để tránh khối u ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

U máu thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và phát triển nhanh trong những năm đầu đời của trẻ

Nếu trường hợp khối u phát triển nhanh chóng, đe dọa tới sức khỏe của con thì các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

●       Tiêm corticosteroid hoặc sử dụng thuốc chẹn beta để ngăn khối u phát triển và để lại biến chứng.

●       Sử dụng tia laser để điều trị các khối u ở đường thở hoặc các khối u bị lở loét.

●       Khi khối u bị tổn thương nặng, gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u để ngăn chặn chúng có nguy cơ tái phát.

Như vậy, nếu bé có biểu hiện của bệnh u máu thì bố mẹ cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và đưa ra phương hướng xử lý nhanh chóng. Ngoài u máu ở trẻ em, người lớn cũng có nguy cơ xuất hiện các khối u máu nguy hiểm, chính vì thế mà việc tầm soát và thăm khám định kỳ sẽ hạn chế các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của gia đình bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ khám bệnh và tầm soát u máu cho con thì hãy liên hệ Chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại chuyên khoa Ung bướu, các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc thăm khám và chẩn đoán các bệnh ung thư cùng hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy đốt sóng cao tần và hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).

 

Điều trị sớm giúp hạn chế sự ảnh hưởng của khối u máu đối với sức khỏe và khả năng để lại sẹo lồi trên da của con

Cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được các chuyên viên tư vấn tiếp nhận kịp thời và đặt lịch thăm khám cho trẻ tại cơ sở y tế MEDLATEC gần nhất.

Từ khoá: u máu ở trẻ

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.