Các tin tức tại MEDlatec
U xơ tử cung là gì, nguyên nhân và những biểu hiện nhận biết
- 22/08/2024 | Xét nghiệm PAP - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
- 22/08/2024 | Có nên áp dụng các mẹo dân gian trị sa tử cung không?
- 27/08/2024 | Phẫu thuật cắt u xơ tử cung có nguy hiểm không? Trường hợp nào cần thực hiện?
- 27/08/2024 | Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có bị ảnh hưởng không?
- 29/08/2024 | Cắt u xơ tử cung: trường hợp chỉ định và các vấn đề liên quan
1. U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là việc có khối u xuất hiện ở trong cơ tử cung hoặc thành tử cung. Những u xơ này có thể nằm ở dưới thanh mạc, dưới lớp niêm mạc, bên trong lớp cơ hoặc ở bên ngoài tử cung như (như dây chằng rộng, cổ tử cung,... nhưng hiếm gặp),...
Chủ đề u xơ tử cung là gì và bệnh có nguy hiểm không luôn được quan tâm
Tùy theo vị trí của các khối u, u xơ tử cung được phân thành:
- U xơ ở dưới thanh mạc: Khối u sẽ phát triển ở cơ tử cung hướng ra phía bên ngoài của tử cung. Các u xơ được tạo khối khá rõ ràng. Một số trường hợp khối u có thể xuất hiện cuống gây xoắn và làm hoại tử.
- U xơ ở bên trong cơ tử cung: Khối u nằm ở bên trong cơ của tử cung. Trường hợp này thường xuất hiện nhiều khối u và làm cho tử cung phình to hơn.
- U xơ bên dưới niêm mạc: Khối u từ cơ tử cung hướng vào bên trong lòng tử cung với lớp niêm mạc ở trên. Có trường hợp khối u phát triển quá lớn, chiếm hết tử cung. Nếu khối u có cuống có nguy cơ bị thò ra bên ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- U xơ ở một số vị trí khác như: khối u xơ ở trong dây chằng rộng, vòi trứng hoặc ở cổ tử cung,...
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tuy chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây u xơ tử cung là gì nhưng có hai yếu tố bất thường gồm nội tiết tố và yếu tố di truyền có khả năng làm tăng nguy cơ bị bệnh, cụ thể:
2.1. Nội tiết tố
Nồng độ Estrogen tăng cao khiến tổ chức cơ và niêm mạc tử cung tăng sinh, từ đó làm tăng rủi ro xuất hiện u xơ tử cung. Và cũng với lý do này nên u xơ sẽ có thể teo nhỏ hoặc mất đi khi phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh.
2.2. Yếu tố di truyền
Các chuyên gia nghiên cứu đã tìm ra được sự khác biệt về di truyền giữa u xơ cùng các tế bào bình thường ở bên trong tử cung. Ngoài các yếu tố như tuổi tác hay chủng tộc thì tiền sử bệnh lý gia đình cũng được xem là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ bị u xơ tử cung cao hơn ở những phụ nữ có người thân như mẹ hoặc chị gái đã mắc phải bệnh lý này trước đó.
2.3. Một số yếu tố khác
Một số yếu tố khác cũng được cho là có khả năng khiến rủi ro mắc u xơ tử cung cao hơn bình thường như:
- Người có kinh quá sớm.
- Lạm dụng các phương pháp phòng tránh thai bừa bãi.
- Cơ thể bị thiếu hụt vitamin D.
- Uống quá nhiều rượu bia,...
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung
3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Thông thường, bệnh u xơ tử cung rất khó để nhận biết do các biển hiện không rõ ràng. Chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, triệu chứng bệnh cũng sẽ đặc trưng hơn, cụ thể:
- Máu kinh ra nhiều hoặc chu kỳ hành kinh kéo dài.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Có hiện tượng chảy máu giữa các kỳ kinh.
- Khí hư ra nhiều.
- Bị đau vùng chậu.
- Thường xuyên đi tiểu.
- Táo bón.
- Đau ở phần lưng dưới.
- Khi quan hệ có thể bị đau hoặc chảy máu.
- Thường xuyên bị đầy hay chướng bụng.
- Khó đậu thai.
Một số trường hợp đã bước qua thời kỳ mãn kinh, hàm lượng hormone có trong cơ thể cũng sẽ giảm dần. Kéo theo đó, các triệu chứng bệnh u xơ tử cung cũng sẽ giảm bớt hơn hoặc biến mất hoàn toàn.
Những triệu chứng sẽ dễ nhận biết khi khối u có kích thước lớn hơn
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
4.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh lý u xơ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chuyên sâu như:
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò.
- Nội soi buồng tử cung.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu.
Nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý
4.2. Điều trị
Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy từng trường hợp như:
4.2.1. Theo dõi định kỳ
Khi khối u có kích thước nhỏ hoặc u nhưng không gây biến chứng thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định theo dõi định kỳ thông qua siêu âm. Phương pháp này sẽ được áp dụng cho một số trường hợp cụ thể như:
- Những người đang mong muốn mang thai.
- Phụ nữ đang trong kỳ mãn kinh.
Lưu ý: với phương pháp này, người bệnh cần tuân thủ lịch khám theo chỉ định của bác sĩ sẽ theo dõi sự tiến triển của khối u và can thiệp khi cần thiết.
4.2.2. Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị tác động vào hormone để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, thuốc cũng có công dụng cải thiện các triệu chứng bệnh như điều chỉnh lượng máu kinh, giảm cơn đau bụng và áp lực lên vùng chậu. Thuốc trị u xơ tử cung không có khả năng loại bỏ khối u nhưng có thể làm nhỏ kích thước của chúng.
Những loại thuốc điều trị thường được sử dụng gồm có: Progesterone tổng hợp, chất đồng vận GnRH, thuốc cầm máu hoặc thuốc chống tiêu sợi huyết Axit Tranexamic.
4.2.3. Điều trị can thiệp ít xâm lấn
Phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, sau khi đã thăm khám. Phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn có thể được áp dụng như đốt sóng cao tần RFA, nút mạch,...
4.2.4. Phẫu thuật
Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị can thiệp ít xâm lấn thì phẫu thuật cũng là một giải pháp điều trị khá phổ biến với các hình thức như:
Phẫu thuật u xơ tử cung được áp dụng khá phổ biến
- Phẫu thuật bóc u xơ tử cung: bao gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.
- Phẫu thuật cắt tử cung: Bao gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.
Hy vọng, những thông tin về bệnh u xơ tử cung là gì ở bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Việc phát hiện và kiểm soát u xơ ngay từ giai đoạn đầu mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Do đó, việc phụ nữ đảm bảo thăm khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín là điều cần thiết. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!