Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư phổi có chữa được không? Điều trị ung thư di căn bằng cách nào?
- 31/10/2020 | Ung thư phổi có lây không và cách phòng ngừa
- 19/10/2020 | Gói tầm soát ung thư phổi - Cơ hội phát hiện sớm mầm bệnh chưa có biểu hiện
- 12/10/2020 | Đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi
1. Liệu ung thư phổi có chữa được không?
Tính đến nay, theo ghi nhận chính xác nhất thì không thể điều trị dứt điểm được ung thư phổi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi đã áp dụng mọi biện pháp thì khối u vẫn có khả năng quay trở lại. Đó có thể là vài năm hay chục năm kể từ lần đầu tiên phát hiện các tế bào ung thư phổi. Nếu người bệnh có tuổi thọ cao và không xuất hiện các triệu chứng hay dấu vết của ung thư thì tỷ lệ tái phát của bệnh sẽ càng thấp.
Tương tự như các khối u rắn trong các bệnh lý ác tính khác như ung thư đại tràng, ung thư vú thì ung thư phổi cũng sẽ phải điều trị trong thời gian dài, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại cùng tư tưởng tích cực tuyệt đối của bệnh nhân. Tuy nhiên để trả lời chắc chắn cho câu hỏi ung thư phổi có chữa được không thì hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể.
Ung thư phổi có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Đã có những trường hợp ngoại lệ như bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng khối u có kích thước rất nhỏ và chưa xảy ra bất kỳ dấu hiệu di căn hay xâm lấn nào vào mạch máu. Lúc này nếu người bệnh không có biểu hiện của ung thư trong vòng 5 năm, có thể coi tình trạng ung thư phổi đã được loại bỏ.
2. Ung thư phổi và các biện pháp trị liệu
2.1. Phẫu thuật có giúp ngăn chặn ung thư hay không?
Phương pháp phẫu thuật nhìn chung sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và thường chỉ những trường hợp chớm ung thư (giai đoạn đầu) khi khối u chưa xâm lấn vào các mạch máu và hạch bạch huyết thì có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ.
Nếu các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán sớm, điều trị đúng phương pháp thì tỉ lệ sống trên 5 năm là khá cao.
2.2. Ung thư phổi có được chữa khỏi nhờ hóa trị không?
Hóa trị liệu hiện không phải là giải pháp điều trị chính vì không có tác dụng triệt căn ung thư. Thay vào đó, hóa trị sẽ được chỉ định như một biện pháp bổ trợ, cụ thể:
-
Hóa trị áp dụng sau phẫu thuật để phòng ngừa nguy cơ khối u đã lan rộng sang các khu vực khác nhưng kích thước của nó lại quá nhỏ khó phát hiện thông qua chẩn đoán hình ảnh thông thường. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi là ung thư vi di căn (micrometastases);
-
Đây được coi là một phương pháp điều trị giảm nhẹ, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hóa trị có thể loại bỏ hoàn toàn ung thư.
Hóa trị là phương pháp bổ trợ khi điều trị ung thư phổi
Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi có kỳ vọng rằng hóa trị là biện pháp giúp chữa khỏi ung thư phổi. Tuy nhiên điều này là bất khả thi, nhất là khi ung thư đã bước vào giai đoạn di căn.
2.3. Nếu áp dụng xạ trị thì ung thư phổi có chữa được không?
Trong trường hợp người bệnh không thể tiếp nhận phương pháp phẫu thuật thì xạ trị là biện pháp thay thế phù hợp dùng để loại bỏ khối u trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên có khoảng 25% bệnh nhân ghi nhận sự quay trở lại của ung thư sau 5 năm xạ trị.
Tương tự như hóa trị liệu, xạ trị cũng là lựa chọn điều trị bổ trợ để giảm nhẹ triệu chứng do ung thư phổi gây ra như tắc nghẽn đường thở, đau nhức xương khớp, hạn chế rủi ro tái phát và duy trì thời gian sống sót cho bệnh nhân.
2.4. Khi sử dụng những liệu pháp mới thì ung thư phổi có chữa được không?
Liệu pháp miễn dịch:
Liệu pháp này hiện nay đã được lựa chọn nhiều hơn đối với những trường hợp đang trong giai đoạn tiến triển của ung thư phổi. Mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều đáp ứng tốt với phương pháp này nhưng tỷ lệ sống sót được đánh giá là cao hơn đáng kể.
Năm 2015, Keytruda (pembrolizumab) và Opdivo (nivolumab) là 2 loại thuốc được phê duyệt đầu tiên để dùng cho liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi. Sự phối hợp của những loại thuốc trị liệu miễn dịch trong các thử nghiệm lâm sàng đã cho ra kết quả ban đầu khá khả quan, hứa hẹn đây sẽ là phương pháp cải tiến được ứng dụng nhiều hơn khi loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm đích:
Khi ung thư phổi đã chuyển sang thời kỳ 3B - giai đoạn 4 thì mục tiêu điều trị lúc này không phải là chữa khỏi bệnh mà là kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sinh hoạt và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Những loại thuốc như Xalkori (crizotinib), Tarceva (erlotinib) cùng với một số loại thuốc thế hệ thứ 2, thứ 3 có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tăng thêm tuổi thọ, thậm chí người bệnh vẫn có cơ hội sống sót sau nhiều năm điều trị ung thư phổi trong khi vẫn đang mắc các bệnh lý nền mạn tính khác như đái tháo đường, bệnh thận,...
Dựa trên điều kiện sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp
Bên cạnh những loại thuốc đã được cấp phép lưu hành trong điều trị khối u ác tính ở phổi, còn có nhiều loại thuốc khác đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.
3. Điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn
Ung thư phổi giai đoạn muộn là khi khối u đã bắt đầu di căn tới những khu vực khác trong cơ thể. Một số ít các trường hợp khi ở giai đoạn này vẫn có thể sống sót trong nhiều năm sau đó. Thậm chí có báo cáo đã ghi nhận 10 trường hợp sống được trên 10 năm sau khi phát hiện và tích cực điều trị khối u ở phổi di căn lên não.
Một nghiên cứu gần đây cũng đưa ra bằng chứng cho việc áp dụng xạ trị cho bệnh nhân bị ung thư di căn có thể giúp duy trì sự sống và hạn chế các biến chứng do ung thư gây nên.
Để được tư vấn trực tiếp và kỹ lưỡng về dịch vụ thăm khám, xét nghiệm và sàng lọc ung thư, quý bạn đọc hãy nhanh tay đặt lịch hẹn với các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!