Các tin tức tại MEDlatec

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không? Thực hiện như thế nào?

Ngày 30/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Thoát vị đĩa đệm khiến bạn đau nhức và giảm khả năng vận động, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc. Có nhiều cách giúp người bệnh khắc phục tình trạng này, trong đó bao gồm vật lý trị liệu. Cùng theo dõi bài viết sau để biết vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không và thực hiện như thế nào?

1. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gặp ở người cao tuổi mà có thể xảy ra ở người trẻ vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như lao động sai tư thế hay gặp chấn thương,... Đây là tình trạng nhân của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí của nó, gây chèn ép dây thần kinh trong ống sống khiến người bệnh bị đau nhức, tê bì. 

Thoát vị đĩa đệm làm giảm khả năng vận động của người bệnh

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào của cột sống nhưng phổ biến nhất là ở vị trí cột sống thắt lưng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh không chỉ gặp phải những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt bởi những cơn đau nhức, tê bì mà còn có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt,...

Rất nhiều phương pháp được áp dụng để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc, phẫu thuật, châm cứu, bấm huyệt hay áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. 

Trong đó, những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được đánh giá cao vị có thể giúp người bệnh giảm đau hiệu quả, giúp người bệnh phục hồi nhanh mà không cần phẫu thuật hay tác động sâu đến các cơ, dây thần kinh. Dưới đây là những tác dụng cụ thể của phương pháp này: 

- Hạn chế gây áp lực lên dây thần kinh: Tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài gây chèn ép lên các dây thần kinh và khiến người bệnh bị đau nhức và tê bì. Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu là giúp các dây thần kinh được giải phóng tốt hơn, giảm áp lực lên dây thần kinh. Từ đó, cải thiện triệu chứng tê bì, tê mỏi lưng,...

- Tăng sức mạnh cơ bắp: Những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm sẽ giúp các khối cơ được vận động động nhiều hơn, tăng sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ teo cơ, bại liệt – những biến chứng rất nguy hiểm có thể gặp phải ở những người bị thoát vị đĩa đệm. 

- Tăng cường lưu thông máu: Nhờ các bài tập vật lý trị liệu mà người bệnh được tăng cường lưu thông máu đến vùng cột sống. Đây là một trong những yếu tố giúp người bệnh sớm hồi phục chức năng vận động. 

- Tăng cường sự dẻo dai: Kiên trì luyện tập các bài tập vật lý trị liệu trong suốt một thời gian dài sẽ giúp xương và cơ bắp chắc khỏe, dẻo dai hơn, đồng thời giúp người bệnh giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp gối,...

2. Các hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 

Nhiều người biết đến vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm chủ yếu bởi các bài tập vật động. Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật này đang ngày càng phát triển và có thêm nhiều ứng dụng mới, chẳng hạn như: 

- Mát xa mô sâu: Thường được áp dụng để giúp người bệnh giảm đau thắt cơ, tăng cường khả năng vận động của các khớp, giúp người bệnh có thể vận động một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các chuyên gia sẽ lựa chọn những bài mát xa tập trung tác động vào xương chậu, đùi và hông.

- Liệu pháp nóng - lạnh: Với hình thích này, cơ sẽ được kích thích, đồng thời giúp giãn nở mạch máu khiến máu lưu thông đến vùng đốt sống tốt hơn, từ đó giảm phù nề, sưng và đau.

- Thủy trị liệu: Là phương pháp dùng các tia nước, dòng nước luân chuyển trên cơ thể, từ đó hỗ trợ kích thích những dây thần kinh, giúp tăng cường lưu thông máu. 

- Trị liệu bằng điện bao gồm siêu âm, sóng ngắn, kích thích xung điện và tia laser giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra.

- Giảm áp cột sống: Là phương pháp tác động lên cơ vùng cột sống với mục đích giảm áp lực lên dây thần kinh cũng như các đốt sống bị tổn thương.

3. Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng:

Tư thế em bé: Đầu tiên, bạn cần giữ tư thế quỳ gối trên sàn, sao cho 2 đầu gối chạm nhau. Sau đó, đưa 2 tay lên cao và vươn 2 tay về phía. Trong khi đó, giữ đầu ở tư thế thoải mái và gập người về phía trước.

- Tư thế căng cơ cổ: Bạn ngồi thẳng lưng, đồng thời hơi nghiêng đầu về bên phải, tay đặt lên đỉnh đầu và khéo nhẹ và bên phải. Tay còn lại để ở tư thế thoải mái. Duy trì tư thế này trong 30 giây. Tác dụng của bài tập này là giúp giãn cơ, giảm đau, phòng ngừa chèn ép dây thần kinh

Cần tập luyện với sự hướng dẫn của bác sĩ hay kỹ thuật viên

- Tư thế rắn hổ mang: Trước hết, bạn cần nằm úp, đồng thời chống 2 tay xuống sàn. Cần lưu ý để cánh tay sát ngực. Sau đó, hít thở sâu và dùng tay nâng người lên một cách nhẹ nhàng. Chân chạm sàn và ngực mở. Giữ tư thế này trong khoảng 20 - 30 giây và thực hiện lặp lại 5 - 10 lần. 

Lưu ý trong quá trình tập bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên, nên mặc quần áo rộng rãi khi tập và không nên tập quá sức để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu có bất thường, bạn nên đi khám sớm. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm và những thông tin tham khảo về cách tập luyện. Tuy nhiên, mỗi người sẽ phù hợp với các bài tập riêng. Do đó, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và chuyên gia trị liệu để tránh những sai sót không đáng có. 

Nếu có biểu hiện đau nhức bất thường, bạn nên đi khám sớm

Để được tư vấn thêm về các vấn đề xương khớp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tổng đài viên sẽ hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho bạn. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.