Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao bị tê chân mãi không dứt và liệu có nguy hiểm không?
- 04/12/2020 | Nguyên nhân bị tê chân tay ở người trẻ là do đâu?
- 04/12/2020 | Bác sĩ tư vấn: cách chữa tê chân đơn giản mà hiệu quả nhất
- 02/12/2020 | Hay bị tê chân tay là bệnh gì: 8 bệnh lý thường gặp nhất
1. Tê chân liệu có nguy hiểm không?
Cảm giác tê bì có thể xuất hiện ở ngón chân, bàn chân thậm chí là cả bắp chân. Người bị Tê chân thường cảm thấy có cảm giác tê, buồn như kiến bò, tê như bị châm chích hay bị kiến cắn, nhiều trường hợp còn bị mất cảm giác ở chân.
Tê chân thường gặp khi các mạch máu hoặc dây thần kinh bị chèn ép
Tê chân thường là do những nguyên nhân cơ học gây ra và sẽ nhanh chóng mất đi. Khi bạn ngồi, nằm quá lâu ở một tư thế mà khiến các dây thần kinh, mạch máu ở chân bị chèn ép thì hiện tượng tê chân sẽ xuất hiện. Khi bạn thay đổi tư thế, cơn tê chân cũng sẽ biến mất sau đó.
Đối với tình trạng tê chân không thường xuyên và mất đi nhanh chóng thì bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ khi hiện tượng tê chân xảy ra thường xuyên và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Hiện tượng tê chân do bệnh lý có thể kèm theo các triệu chứng khác tùy theo bệnh lý mà người bệnh gặp phải.
Tê chân kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh lý
2. Vì sao bị tê chân mãi không dứt?
Hiện tượng tê chân thường xuyên có thể là do bệnh lý hoặc một vấn đề về sức khỏe nào đó. Vậy tại sao bị tê chân? Nếu bị tê chân mãi không dứt, rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý sau:
2.1. Thiếu máu
Thiếu máu là nguyên nhân đầu tiên và cũng rất phổ biến dẫn đến tình trạng tê chân. Chân và tay nằm ở vùng ngoại vi nên khi cơ thể bị thiếu máu, các chi sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động ổn định. Điều đó khiến chân của bạn dễ bị tê bì hơn khi đứng hoặc ngồi lâu.
Đôi khi, chân có thể bị tê dù không tác động cơ học nào. Người bị thiếu máu còn thường dễ bị chóng mặt, đau đầu, choáng váng khi hoạt động mạnh, tốn nhiều sức.
2.2. Thiếu vitamin
Những người bị thiếu các vitamin nhóm B thường sẽ dễ bị tê chân. Các khoáng chất như canxi, magie và axit folic cũng rất quan trọng đối với cơ thể. Tê bì chân tay, chán nản, mệt mỏi, uể oải, da khô, tóc xơ,… có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu các dưỡng chất này.
2.3. Bệnh tiểu đường
Lượng đường và mỡ có trong máu có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nó cũng phần nào liên quan đến hiện tượng tê chân mà chúng ta gặp phải. Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng tổn thương thần kinh và làm ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên. Có khoảng 50 số người bị tiểu đường cho biết họ cũng đã trải qua biến chứng tổn thương thần kinh.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng tê chân kéo dài
Hiện tượng tê chân do biến chứng của tiểu đường có thể nặng dần lên nếu không được kiểm soát, dẫn đến tình trạng mất cảm giác ở chân, thậm chí mất cảm giác đau. Ví dụ như bị đổ nước nóng vào chân nhưng không có cảm giác gì khiến cho chân bị tổn thương nặng hơn.
Do đó, tại sao chân tay hay bị tê thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
2.4. Chấn thương não, tủy sống
Nếu sau một chấn thương đầu nặng mà bạn có cảm giác tê chân kéo dài thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kiểm tra. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một tổn thương ở não hoặc tủy sống mà bạn không biết.
2.5. U dây thần kinh Morton
Bạn đang thắc mắc Vì sao bị tê chân mãi không dứt thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh u dây thần kinh Morton. Triệu chứng của bệnh u dây thần kinh Morton đó là đau bàn chân, tê ngón chân kéo dài và xuất hiện dị cảm ở chân.
2.6. Rối loạn thần kinh do rượu bia
Khi sử dụng một lượng lớn rượu, bia, chất kích thích trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy cơ thể có những thay đổi bất thường. Điều này có thể dẫn đến bệnh viêm đa dây thần kinh, khiến các dây thần kinh bị tổn thương gây ra hiện tượng tê chân, tê tay, mất cảm giác ở chân tay.
Uống quá nhiều rượu bia cũng có thể khiến chân bạn bị tê
2.7. Hội chứng Raynaud
Đây là hội chứng thường xuất hiện khi trời trở lạnh. Người mắc hội chứng này sẽ bị tê chân vào mùa lạnh. Đôi khi, chân còn có thể bị thay đổi màu sắc sang ửng đỏ, trắng bệch hoặc xanh xao quá mức.Đau ụ ngón chân
Nguyên nhân của bệnh này là sự bất thường của hình dạng bàn chân như ngón chân cong, vòm lòng bàn chân cao. Ngoài ra, khi làm việc quá sức, bạn cũng có thể bị đau, tê bì ngón chân. Lâu ngày có thể dẫn đến bệnh đau ụ ngón chân.
2.8. Hội chứng Guillain Barre
Rễ và dây thần kinh tủy sống, sọ não bị tổn thương dẫn đến tê tay chân, kiến bò ở các chi, sau đó tê có thể lan lên đến mặt và xuất hiện ở cả hai bên cơ thể.
Nếu bệnh nhân gặp trường này, cần phải nhanh chóng cấp cứu. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp hay sặc phổi, ngừng tim do tổn thương các dây thần kinh chi phối các bộ phận này.
3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ và điều trị tê chân?
Nếu bạn bị tê chân kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Bị tê chân kéo dài, bạn cần đến khám bác sĩ ngay
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau kèm theo hiện tượng tê chân thì bạn cũng nên đi khám sớm để biết được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
-
Tê chân, tay lan lên đùi, hông có thể lan lên đến mặt.
-
Các giác chán nản, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
-
Chân thay đổi màu sắc.
-
Mất cảm giác, dị cảm ở chân.
-
Đau chân.
Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cần nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ để biết được vì sao bị tê chân mãi không dứt và từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!