Các tin tức tại MEDlatec

Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ và có rủi ro gì khi tiêm không?

Ngày 18/03/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Phụ huynh cần cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy tiêm vắc xin cho trẻ liệu có rủi ro gì không và tiêm ở đâu an toàn, uy tín nhất hiện nay?

1. Tại sao trẻ nhỏ lại cần tiêm vắc xin?

Trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng rất yếu, bởi trong giai đoạn đầu đời hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. tiêm vắc xin giúp hệ miễn dịch hoàn thiện hơn, giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Tiêm vắc xin giúp trẻ ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bên cạnh đó, nền y học thế giới ngày càng phát triển nhưng đối với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như uốn ván, ho gà, bại liệt,... việc điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn và tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ thì việc triều trị còn khó gấp nhiều lần. Do vậy tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ cơ thể con mình khỏe mạnh.

2. Nên tiêm những loại vắc xin nào cho trẻ?

Những loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng hiện nay cho trẻ em:

- Vắc xin 6 in 1: Vắc xin tích hợp thế hệ mới giúp ngăn ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm là viêm gan B, ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, viêm não HIB chỉ trong 1 mũi tiêm.

Vắc xin thế hệ mới 6 in 1 giúp ngăn ngừa 6 bệnh chỉ với một mũi tiêm

- Vắc xin 4 in 1: phòng ngừa 4 bệnh truyền nhiễm bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván.

- Vắc xin 3 in 1: phòng ngừa 3 bệnh là bạch hầu, bại liệt, uốn ván.

- Vắc xin Synflorix: có tác dụng phòng ngừa các bệnh do khuẩn phế cầu ở trẻ nhỏ.

Vắc xin Synflorix ngăn ngừa các bệnh do khuẩn phế cầu gây nên ở trẻ nhỏ

- Vắc xin tiêu chảy: ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi do rotavirus.

- Vắc xin viêm não mô cầu: ngăn ngừa bệnh viêm màng não và viêm não do khuẩn mô cầu gây nên.

- Vắc xin MMR: ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh quai bị, sởi, rubella ở trẻ.

- Vắc xin ngừa HPV: Phòng ngừa bệnh ung thư dương vật và ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra còn một số loại vắc xin khác ngăn ngừa các bệnh như lao, cúm, viêm não Nhật Bản,...

3. Lịch tiêm vắc xin cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý

Tiêm phòng đúng lịch là yêu cầu hết sức quan trọng. Phụ huynh cần chú ý ngày tháng, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi để phụ huynh dễ theo dõi:

3.1. Trẻ dưới 8 tuần tuổi

- Vắc xin 6 in 1: tiêm mũi đầu tiên trước khi trẻ được 4 tuần tuổi.

- Vắc xin tiêu chảy: uống ần 1.

- Vắc xin viêm gan B: tiêm mũi 1 trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

- Tiêm vắc xin Synflorix.

- Tiêm vắc xin phòng lao trước khi trẻ tròn 1 tháng tuổi.

3.2. Trẻ được 12 tuần tuổi

- Vắc xin 6 in 1: mũi 2.

- Vắc xin tiêu chảy: uống lần 2.

3.3. Trẻ được 16 tuần tuổi

- Vắc xin 6 in 1: mũi 3.

- Tiêm vắc xin Synflorix.

3.4. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi

- Vắc xin chống sởi, quai bị, rubella.

- Vắc xin Synflorix.

- Vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu.

3.5. Trẻ từ 2 đến 8 tuổi

- Tiêm vắc xin cúm hàng năm nếu cha mẹ có nhu cầu.

3.6. Trẻ hơn 3 tuổi

- Tiêm nhắc lại vắc xin MMR'.

- Tiêm vắc xin 4 trong 1.

3.7. Khoảng 12 - 13 tuổi

- Thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV.

3.8. Khoảng 14 đến 15 tuổi

- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu.

- Tiêm vắc xin 3 trong 1.

Phụ huynh cần lưu ý để con mình được tiêm phòng đúng lịch

4. Những lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ

4.1. Những đối tượng không nên tiêm vắc xin

Những trường hợp dưới đây không nên cho trẻ tiêm vắc xin hoặc nếu muốn tiêm phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

- Những lần tiêm phòng trước trẻ có những phản ứng như sốt cao, co giật, sốc phản vệ, dị ứng,...

- Những trường hợp bị suy gan, suy tim, suy hô hấp,... cũng không được tiêm phòng.

- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

- Thai phụ bị HIV không được điều trị để tránh lây nhiễm sang con thì không được tiêm vắc xin phòng bệnh lao.

4.2. Sau khi tiêm vắc xin cho trẻ phụ huynh cần lưu ý gì?

Sau khi tiêm vắc xin phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Ở lại nơi tiêm phòng 30 phút để theo dõi phản ứng của trẻ với thuốc.

- Sau khi về nhà theo dõi thân nhiệt, chế độ ăn ngủ sinh hoạt của trẻ trong 24 giờ. Nếu có những triệu chứng bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát dễ chịu, cho trẻ uống nhiều nước, cho bú nhiều hơn nếu chưa cai sữa.

- Nếu trẻ bị sốt phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc hạ sốt, nếu sốt cao kéo dài kèm co giật thì phải mang đến trung tâm y tế càng nhanh càng tốt.

- Không đè lên vết tiêm, không chườm vào vết tiêm.

5. Tiêm vắc xin cho trẻ ở đâu tốt nhất?

Qua những thông tin trên chắc chắn phụ huynh đã biết được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đối với trẻ nhỏ. Để con mình có được sức khỏe tuyệt vời chống lại nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thì phụ huynh nên tìm một địa chỉ uy tín để tiêm chủng.

Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm chủng cho trẻ

Nếu vẫn còn phân vân và không biết nên tiêm ở đâu phụ huynh có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tiến hành tiêm chủng. Với quy trình tiêm phòng khoa học 3 bước cùng với đó là dịch vụ y tế tuyệt vời nhất định sẽ làm hài lòng các bậc cha mẹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

3 bước tiêm phòng tại MEDLATEC:

- Khám sàng lọc trước khi tiêm để phát hiện những trường hợp không nên tiêm vắc xin.

- Tiêm vắc xin cho trẻ.

- Theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm.

Không cần mang con đến xếp hàng, quý phụ huynh chỉ cần liên hệ đến đường dây nóng của bệnh viện để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn. Nếu còn vấn đề thắc mắc về tiêm vắc xin cho trẻ, hãy liên hệ 1900 565656 để được MEDLATEC giải đáp cụ thể.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.