Các tin tức tại MEDlatec
Viêm da cơ địa có lây không? Làm thế nào để kiểm soát viêm da cơ địa
- 10/10/2022 | Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng phương pháp nào?
- 20/04/2022 | Viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm người bệnh cần tránh
- 16/07/2022 | Viêm da cơ địa trẻ em - những điều cha mẹ nên biết
- 09/12/2022 | Thuốc bôi viêm da cơ địa dùng sao cho hiệu quả, an toàn?
- 01/05/2024 | Kinh nghiệm chọn sữa tắm viêm da cơ địa cho trẻ
- 01/03/2024 | Viêm da cơ địa khi trời lạnh - Làm sao để phòng ngừa?
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm, là một bệnh mạn tính gây viêm đỏ và kích ứng da. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả ở người trưởng thành.
Bệnh viêm da cơ địa không có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh đều sẽ tự khỏi bệnh trước khi 5 tuổi, cũng có những trường hợp bệnh tái đi tái lại suốt cuộc đời.
2. Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa khiến da trở nên mẫn cảm và ngứa ngáy, bong tróc. Người bệnh có xu hướng gãi nhiều dẫn đến trầy xước, các vùng da đó rỉ chất lỏng trong suốt, sau đó đóng vảy và bong tróc. Da vùng bị ngứa có thể dày lên và cứng lại.
Vùng da viêm da cơ địa thường chảy chất lỏng trong suốt, sau đó đóng vảy và bong tróc.
Trong một năm, người bệnh bùng phát nhiều đợt ngứa dữ dội, sau đó lại thuyên giảm, da bớt ngứa và lành lại. Các triệu chứng có thể bùng phát đồng thời ở nhiều vùng từng bị bệnh hoặc xuất hiện riêng lẻ tại những vùng da khỏe mạnh. Những vùng da từng mắc bệnh có xu hướng thay đổi màu sắc sẫm hơn hoặc sáng hơn những vùng da xung quanh.
3. Viêm da cơ địa có lây không?
Nhiều người thường thắc mắc viêm da cơ địa có lây không? Không giống như các bệnh lý truyền nhiễm khác, bệnh viêm da cơ địa không lây. Tức là nếu bạn tiếp xúc với người viêm da cơ địa, chạm vào chất lỏng từ mụn nước hoặc vết thương hở trên người bệnh, bạn sẽ không bị lây nhiễm viêm da cơ địa.
Khoa học ngày nay vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng dựa trên những trường hợp mắc bệnh, có một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa như sau:
- Di truyền: Nếu bạn có người thân cùng huyết thống mắc viêm da cơ địa, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch giúp chống lại bệnh tật, vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể. Đôi khi, hệ thống miễn dịch hoạt động thái quá, chúng hoạt động chống lại các tế bào khỏe mạnh trên da gây ra tình trạng viêm da cơ địa.
- Môi trường: Một số tác nhân có thể “đánh thức” hệ thống miễn dịch hoặc làm da yếu đi, làm mất độ ẩm và khiến da trở nên khô hơn. Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng viêm da cơ địa và kích hoạt một đợt bệnh mới bao gồm: Hít phải khói thuốc lá; Sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm; Dị ứng hương liệu và hóa chất có trong mỹ phẩm, dầu rửa bát, sữa tắm,...Thay đổi thời tiết khiến da quá khô và trở nên mẫn cảm.
Tiếp xúc với lông vật nuôi có thể làm bạn bùng phát viêm da cơ địa
4. Chữa trị viêm da cơ địa như nào?
4.1. Mục đích khi điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa không có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy các biện pháp được áp dụng khi mắc viêm da cơ địa thường nhằm những mục đích sau:
- Giảm tình trạng khô da.
- Ngăn chặn đợt bùng phát viêm da cơ địa mới.
- Giảm tình trạng ngứa da.
- Làm lành những tổn thương do gãi ngứa.
- Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
4.2. Biện pháp kiểm soát viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở mức độ nặng có thể lan ra cả người, người bệnh có nhiều nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, thậm chí là ung thư da. Để bảo vệ làn da và ngăn chặn một đợt bùng phát viêm da cơ địa mới, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như thực phẩm dễ dị ứng, nấm mốc, hóa chất, lông động vật,... Bạn có thể xét nghiệm các tác nhân dị ứng để biết được mình dị ứng với những gì.
- Bôi kem dưỡng ẩm da nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi tắm. Nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ, dưỡng ẩm sâu, không chứa hương liệu để tránh tình trạng kích ứng.
- Hạn chế gãi ngứa, cọ xát làm da bị trầy xước. Bạn có thể cắt ngắn móng tay, mặc quần áo rộng rãi, vải mềm mại và thấm mồ hôi tốt, giặt sạch quần áo mới mua để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng.
- Không tắm, rửa tay bằng nước quá nóng vì có thể khiến da khô ngứa hơn. Nên tắm và rửa tay bằng nước mát với sữa tắm có độ PH dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi, hương liệu vì có thể làm bùng phát viêm da cơ địa.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giữ tinh thần luôn vui vẻ bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
- Sử dụng một số thuốc được bác sĩ kê đơn. Các loại kem bôi da nhằm giảm triệu chứng viêm da cơ địa thường chứa corticoid. Tuy các loại kem này giúp giảm triệu chứng ngứa nhanh chóng, nhưng cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng dài ngày vì nhiều nguy cơ biến chứng.
Sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được thông tin viêm da cơ địa có lây không cũng như cách kiểm soát căn bệnh này. Khi có những dấu hiệu nhiễm trùng như da chảy mủ vàng, đau nhức khi chạm phải, xuất hiện các vết lở loét, sốt cao,... bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Để đặt lịch thăm khám ưu tiên tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể, hoặc đặt lịch trực tiếp trên điện thoại thông qua ứng dụng My Medlatec.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!