Các tin tức tại MEDlatec
Viêm não tự miễn ở trẻ em: Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa
- 19/05/2022 | Có nên tiêm viêm não mô cầu không và tiêm ở đâu uy tín?
- 29/02/2024 | Bệnh viêm não mô cầu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa bệnh
- 10/11/2024 | Viêm não tự miễn: Nhận diện và điều trị
1. Viêm não tự miễn ở trẻ em là gì?
Viêm não tự miễn ở trẻ em là một căn bệnh khá hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các tế bào não. Điều này dẫn đến viêm não, gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch vốn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, nhưng ở những trẻ mắc bệnh tự miễn, hệ thống này lại hoạt động sai lệch, tấn công vào chính các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào não;
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm não tự miễn ở trẻ em
- Các yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh viêm não tự miễn;
- Các yếu tố môi trường: Một số yếu tố môi trường như nhiễm trùng, tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có thể là tác nhân kích hoạt bệnh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan đến bệnh tự miễn hệ thống, rối loạn chức năng hệ miễn dịch hoặc không rõ căn nguyên.
Các triệu chứng thường gặp:
- Rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, thay đổi hành vi, rối loạn ngôn ngữ;
- Co giật, các cơn co giật có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng;
- Rối loạn vận động, khó khăn trong việc đi lại, run rẩy, mất thăng bằng;
- Đau đầu thường xuyên và dữ dội;
- Có thể sốt hoặc không sốt;
- Buồn nôn, ói mửa;
- Mệt mỏi;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Các rối loạn ảo giác (ảo thị, ảo thính).
Bên cạnh những triệu chứng kể trên, cha mẹ cần lưu ý rằng các triệu chứng của bệnh viêm não tự miễn ở trẻ em có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và vị trí tổn thương ở não.
2. Viêm màng não tự miễn gây ra những biến chứng gì?
Như đã thông tin ở trên, viêm màng não tự miễn là một căn bệnh nghiêm trọng, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào của màng não. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng, cụ thể như sau:
- Suy giảm nhận thức: Bao gồm mất trí nhớ, khó tập trung, khó khăn trong việc học hỏi và làm việc, thay đổi tính cách;
Viêm màng não tự miễn gây ra biến chứng suy giảm nhận thức ở trẻ
- Rối loạn vận động: Liệt một phần hoặc toàn thân, run rẩy, mất thăng bằng, khó khăn trong việc phối hợp các động tác;
- Mù lòa hoặc giảm thị lực: Do tổn thương thần kinh thị giác;
- Tàn tật: Một số bệnh nhân có thể bị tàn tật vĩnh viễn, mất khả năng tự chăm sóc bản thân;
- Tử vong: Trong một số trường hợp nặng, viêm màng não tự miễn có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, có một số các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng bao gồm thể bệnh, giai đoạn bệnh và khả năng chăm sóc y khoa.
3. Biện pháp phòng ngừa viêm màng não tự miễn ở trẻ em hiệu quả
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa cụ thể nào để ngăn chặn hoàn toàn viêm màng não tự miễn ở trẻ em, vì căn bệnh này thường liên quan đến các rối loạn tự miễn phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ:
Chăm sóc sức khỏe tổng thể:
- Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch;
- Chú ý giấc ngủ của trẻ: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi;
- Vận động: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tiêm chủng đầy đủ:
Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng quốc gia giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt các bệnh viêm màng não Nhật Bản, viêm màng não AC, BC.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tăng cường khả năng miễn dịch trước các loại bệnh lý
Theo dõi sức khỏe định kỳ:
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.
Điều trị kịp thời các bệnh lý nền:
Nếu trẻ mắc các bệnh lý tự miễn khác, cần điều trị kịp thời và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Tăng cường sức đề kháng:
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ trước mối đe dọa của nhiều loại bệnh lý nguy hiểm.
Viêm màng não tự miễn là một căn bệnh phức tạp, việc phòng ngừa chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý viêm não tự miễn ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý và nắm bắt rõ, từ đó có hướng xử trí kịp thời cũng như phòng ngừa hiệu quả cho con yêu. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến bệnh lý viêm não tự miễn nói riêng và các bệnh lý Nhi khoa nói chung, cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!