Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư nên thực hiện ở đâu?
- 23/09/2022 | Chỉ số CEA có ý nghĩa gì trong chẩn đoán và điều trị ung thư?
- 26/09/2022 | Tư vấn: CEA là xét nghiệm gì và được thực hiện như thế nào?
- 27/09/2022 | Tìm hiểu vai trò của xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư
1. Tìm hiểu chung về chỉ số CEA
CEA được hiểu là một loại kháng nguyên xuất hiện ở tế bào biểu mô tuyến. Nó tồn tại trong niêm mạc ruột của thai nhi. Khi thai nhi ra đời, lớn lên và trưởng thành thì theo năm tháng kháng nguyên CEA tuy vẫn còn đó nhưng sẽ dần mất đi, chỉ còn lại với nồng độ thấp. Trong y học, chỉ số CEA phản ánh rất nhiều thông tin giúp chúng ta phát hiện và đánh giá nguy cơ mắc phải các bệnh lý hiểm nghèo.
Mức bình thường của CEA sẽ phụ thuộc vào từng thể trạng và thói quen của mỗi người. Cụ thể chỉ số CEA bình thường khi:
-
CEA huyết tương:
-
Ở người hút thuốc lá sẽ là dưới 5 ng/ml;
-
Ở người không hút thuốc là dưới 2,5 ng/ml;
-
Ở những người bị bệnh nhưng lành tính, chỉ số này ở mức dưới 10 ng/ml.
-
CEA trong dịch cơ thể (nếu người đó không mắc ung thư và khỏe mạnh bình thường):
-
CEA trong dịch não tủy: 1,53±0,38 ng/ml;
-
CEA dịch màng bụng: < 4,6 ng/ml.
Mức bình thường của CEA sẽ phụ thuộc vào từng thể trạng và thói quen của mỗi người
Nếu CEA có chỉ số nằm ngoài các mức nêu trên thì có thể là dấu hiệu thầm cảnh báo bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có khả năng là ung thư. Phần lớn các trường hợp khi phát hiện mắc ung thư đều cho kết quả chỉ số CEA gia tăng một cách bất thường. Ngoài ung thư thì khi bệnh nhân bị viêm tá tràng, viêm ruột thừa hay viêm túi mật cũng có thể bị tăng CEA.
2. Thời điểm thích hợp để xét nghiệm CEA
Xét nghiệm CEA thường được sử dụng đối với các trường hợp dưới đây:
Sàng lọc ung thư:
Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư là chỉ định quan trọng, áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc đang nghi ngờ bị mắc bệnh ung thư. Dựa trên những thay đổi bất thường của chỉ số CEA, kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác và tiền sử bệnh án của bệnh nhân bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra các kết luận chuẩn xác hơn trong việc tầm soát và sàng lọc bệnh lý ung thư.
Theo dõi hiệu quả điều trị:
Xét nghiệm CEA còn có giá trị trong việc theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân, nhất là những người đang tiếp nhận điều trị các bệnh như ung thư phổi, ung thư trực tràng hay ung thư dạ dày,... Bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này vào các thời điểm trước và sau điều trị để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh.
Theo dõi tái phát di căn:
Ngoài khả năng phát hiện ung thư và theo dõi điều trị, xét nghiệm CEA còn có thể giúp chẩn đoán các khối u di căn. Đây cũng được coi là vai trò vô cùng quan trọng của loại xét nghiệm này. Người bệnh cần tiến hành xét nghiệm mẫu dịch của các vị trí nghi ngờ di căn để kiểm tra chỉ số CEA có bị bất thường hay không, thông qua hoạt động này có thể xác định được vị trí và mức độ di căn của ung thư.
Chỉ số CEA có thể tiết lộ tình trạng mắc các bệnh ung thư trong cơ thể
3. Ý nghĩa của xét nghiệm CEA phát hiện ung thư
Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến sự thay đổi của chỉ số CEA:
-
CEA tăng ở những bệnh nhân u nhỏ, chỉ số sẽ tăng nhẹ hoặc tăng ở mức hơi cao;
-
Nếu CEA gia tăng trong thời gian dài thì khả năng cao là ung thư đang tái phát;
-
CEA tăng cao trong các trường hợp khối u có kích thước lớn;
-
CEA cũng là cơ sở để chứng minh khối u sản xuất ra kháng nguyên này đã được loại bỏ, giúp kiểm tra và đánh giá mức độ đáp ứng của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị;
-
Đối với những trường hợp có xuất hiện khối u nhưng nó không sản xuất CEA thì kết quả xét nghiệm sẽ thể hiện là chỉ số này không tăng;
-
Những bệnh nhân bị polyp trực tràng, loét tá tràng, viêm loét dạ dày, u vú lành tính,... cũng có thể bị tăng CEA.
Nhìn chung nếu chỉ làm riêng xét nghiệm CEA cũng chưa có đủ cơ sở để kết luận bệnh, do đó ngoài các triệu chứng nghi ngờ, kết quả xét nghiệm CEA thì bác sĩ cũng cần phải chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các loại xét nghiệm liên quan khác.
4. Xét nghiệm CEA có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Một số yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm sẽ bao gồm chỉ số triglycerid và bilirubin. Ở người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc vừa kết thúc điều trị thì có thể chỉ số CEA vẫn ở mức cao nhưng sau đó sẽ giảm. Trừ trường hợp ung thư tái phát thì CEA sẽ không giảm. CEA sẽ cao bất thường nếu bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, tuyến tụy, ung thư vú, đại tràng, phổi, tiết niệu và hệ sinh dục.
Vì vậy ngay cả khi đã điều trị ung thư xong bệnh nhân cũng cần phải thường xuyên xét nghiệm để kiểm tra mức độ chỉ số CEA trong máu, qua đó giúp xử lý kịp thời nguy cơ tái phát bệnh hoặc tình trạng chuyển biến xấu.
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của xét nghiệm CEA phát hiện ung thư và điều trị bệnh. Nhất là trong giai đoạn đầu khi cần chẩn đoán sớm dấu vết ung thư để có biện pháp ngăn chặn kịp thời sự phát triển của căn bệnh nguy hiểm này. Do đó bất kỳ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm CEA định kỳ để tầm soát ung thư.
Nếu bạn chưa quyết định được địa chỉ chất lượng để thực hiện xét nghiệm CEA phát hiện ung thư thì có thể tham khảo dịch vụ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC với nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành trên khắp cả nước. MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong, đẩy mạnh dịch vụ xét nghiệm với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tiên tiến và Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP. Nhờ những thế mạnh này mà MEDLATEC có đủ năng lực và tiêu chuẩn để thực hiện đến hơn 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, trong đó bao gồm cả các loại xét nghiệm tầm soát ung thư.
Đội ngũ y bác sĩ ở MEDLATEC là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao
Hãy liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được đội ngũ tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám ngay hôm nay bạn nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!