Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm Covid làm những gì, quy trình như thế nào?

Ngày 01/10/2021
Xét nghiệm Covid làm những gì đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trước tình hình ngày càng phức tạp, có nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng, đây là biện pháp được cho là cần thiết góp phần kiểm soát, đẩy lùi đại dịch Covid-19.

1. Xét nghiệm Covid quan trọng như thế nào trong thời dịch?

Có thể nói, đại dịch Covid là một cuộc chiến tranh toàn cầu, gây ra bởi virus SARS-CoV-2 - loại virus có khả năng lây lan rất nhanh và khó kiểm soát.

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (hay xét nghiệm Covid) là một phần hỗ trợ cho việc ngăn chặn sự lây lan, bùng phát dịch ra cộng đồng. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, chúng ta có thể biết được chính xác những đối tượng đã nhiễm phải virus SARS-CoV-2. Từ đó có những biện pháp cách ly và phân luồng ngay được những đối tượng có nguy cơ nhiễm cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm Covid không giúp ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan dịch bệnh, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngăn chặn dịch bùng phát

03 loại xét nghiệm Covid được sử dụng hiện nay là xét nghiệm RT-PCR, test nhanh Covid bằng xét nghiệm kháng nguyên và test nhanh Covid bằng xét nghiệm kháng thể.

2. Xét nghiệm Covid làm những gì?

Xét nghiệm Covid không phải là biện pháp duy nhất có thể giúp chúng ta ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Cùng với nhiều biện pháp khác, xét nghiệm Covid sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hạn chế bùng phát dịch bệnh. Thực hiện xét nghiệm cũng giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Vậy mỗi đối tượng khi tiến hành xét nghiệm Covid làm những gì?

5 bước thực hiện xét nghiệm Covid mà ai cũng cần biết.

Bước 1: Chuẩn bị

Đối với nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo được an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm theo đúng yêu cầu của bộ y tế bao gồm:

  • Nhân viên thực hiện xét nghiệm phải có đồ bảo hộ và phải mặc đúng cách, đúng trình tự. Ngoài đồ bảo hộ còn có khẩu trang, kính, tấm che mặt, găng tay.

  • Đồ bảo hộ phải được khử khuẩn toàn bộ, tuyệt đối không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực cho phép.

Từ người lấy mẫu đến đối tượng được lấy mẫu nên nắm rõ xét nghiệm Covid làm những gì

Bước 2: Lấy mẫu

  • Đối với xét nghiệm RT-PCR và test nhanh bằng xét nghiệm kháng nguyên, mẫu được lấy từ dịch hầu họng hoặc dịch mũi.

  • Đối với xét nghiệm kháng thể (hay còn gọi là xét nghiệm huyết thanh học): lấy 3 - 5 ml mẫu máu ở đầu ngón tay cho vào ống chuyên dụng đã chuẩn bị trước đó.

Bước 3: Bảo quản mẫu

Dù ở bất kỳ môi trường bảo quản nào, mẫu sau khi lấy vẫn nên được tiến hành xét nghiệm sớm nhất có thể.

  • Nếu mẫu được xét nghiệm dự kiến tiến hành sau 48h (tính từ lúc lấy mẫu) thì nên bảo quản mẫu ở 2 - 8 độ C.

  • Nếu thời gian dự kiến tiến hành xét nghiệm vượt quá 48h thì mẫu phải được bảo quản ở -70 độ C.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về nơi xét nghiệm (không đối với test nhanh bằng kit test tại chỗ)

  • Type bệnh phẩm cần phải được siết chặt nắp, bên ngoài được bọc kỹ bằng giấy parafin. Mỗi ống tye phải được bọc thêm bên bằng ngoài lớp giấy thấm.

  • Cho mẫu ống type bệnh phẩm vào bao vận chuyển.

  • Bọc thêm một lớp giấy thấm hoặc bông có thấm Cloramin B,...

  • Tiếp tục bọc thêm một lớp bao vận chuyển và thắt chặt nút cột.

  • Lớp bọc bệnh phẩm cuối cùng được buộc chặt cùng với phiếu thu thập bệnh phẩm. Cho tất cả vào phích lạnh là có thể tiến hành vận chuyển.

Bước 5: Tiến hành xét nghiệm khi mẫu đã được đưa đến phòng xét nghiệm an toàn.

Nhân viên y tế đang tiến hành xét nghiệm mẫu bằng những máy móc thiết bị hiện đại

Vậy với những đối tượng được lấy mẫu khi xét nghiệm Covid làm những gì? Nơi lấy mẫu là một trong những nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, đối tượng được lấy mẫu vẫn cần phải chú ý đến các nguyên tắc an toàn về khoảng cách, khử khuẩn, khẩu trang. Phải hết sức cẩn thận để tránh trường hợp nhiễm phải virus SARS-CoV-2 ngoài ý muốn.

3. Thông tin thêm về 03 phương pháp xét nghiệm Covid

Hiện nay việc xét nghiệm Covid-19 trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng. Tùy theo từng đối tượng, nhu cầu cũng như mục đích của mỗi đối tượng thực hiện xét nghiệm sẽ phù hợp với mỗi loại xét nghiệm khác nhau.

Test nhanh bằng xét nghiệm kháng nguyên

Đây là phương pháp xét nghiệm giúp sàng lọc và phân luồng nhanh những đối tượng nghi ngờ hoặc có nguy cơ mắc phải virus SARS-CoV-2. Bởi thao tác thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, có thể tiến hành lấy mẫu lưu động, thời gian cho kết quả nhanh chóng. Do đó, cho phí cho loại xét nghiệm này rẻ hơn.

Những đối tượng thường được áp dụng loại xét nghiệm này là:

  • Người từng tiếp xúc với người nhiễm phải virus SARS-CoV-2.

  • Người đi từ vùng dịch trở về, hoặc những người sống trong khu có ca nhiễm bệnh do Bộ Y tế thông báo không quá 28 ngày.

  • Người cần giấy tờ thông hành, thường xuyên di chuyển liên tỉnh.

  • Người thực hiện khám chữa bệnh, thực hiện phẫu thuật hoặc tiểu phẫu tại các bệnh viện.

  • Xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ/cơ quan y tế,...

Tuy nhiên, kết quả thu được từ phương pháp xét nghiệm này không hoàn toàn chính xác. Do đó, hầu hết các kết quả dương tính sau khi được xét nghiệm, đều được xét nghiệm xác nhận chính xác một lần nữa bằng xét nghiệm RT-PCR.

Xét nghiệm RT-PCR

Hay còn gọi là xét nghiệm học phân tử. Phương pháp này được dùng để phát hiện vật chất di truyền của virus có trong mẫu xét nghiệm. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc phát hiện chính xác sự có mặt của virus gây bệnh.

Chúng thường được sử dụng để xét nghiệm cho một số đối tượng sau:

  • Người có kết quả âm tính sau khi xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên.

  • Người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

  • Người cần giấy xác nhận âm tính phục vụ cho việc xuất ngoại hoặc công việc.

  • Người đang trong quá trình điều trị Covid.

Test nhanh bằng phương pháp xét nghiệm kháng thể

Phương pháp này chỉ được sử dụng để tìm kiếm những kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 có trong cơ thể. Do đó, chỉ có thể thực hiện được xét nghiệm này trên đối tượng đang mắc phải Covid-19 hoặc đã từng mắc Covid-19 trước đó.

Ngoài ra, nếu thực hiện hai loại xét nghiệm test nhanh bằng xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm RT-PCR ở bệnh nhân đang điều trị Covid-19, các bác sĩ sẽ dễ dàng trong việc chẩn đoán và xem xét tình trạng bệnh nhân hơn.

Nếu test nhanh kháng thể cho kết quả âm tính nhưng xét nghiệm RT-PCR dương tính có nghĩa cơ thể chỉ mới bị nhiễm bệnh nên trong máu chưa xuất hiện kháng thể.

Nếu test nhanh kháng thể dương tính và xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể cho rằng họ đã từng nhiễm phải virus SARS-CoV-2 nhưng không còn khả năng lây bệnh, hoặc có thể đã được tiêm chủng vắc xin.

Nhân viên y tế đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Xét nghiệm Covid không giống như những loại xét nghiệm thông thường. Do đó, cần nắm rõ được xét nghiệm Covid làm những gì vừa giúp chúng ta yên tâm hơn khi xét nghiệm, vừa nhắc nhở bản thân phải luôn cẩn thận tránh lây nhiễm virus từ bên ngoài cũng như hạn chế phát tán virus ra cộng đồng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.