Tin tức

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và cần hạn chế ăn gì?

Ngày 23/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Một trong những vấn đề mẹ bầu hay gặp phải trong suốt quá trình mang thai là rối loạn tiêu hóa, trong đó bao gồm cả vấn đề tiêu chảy. Vậy vì sao dẫn đến tình trạng này và bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

1. Vì sao bà bầu bị tiêu chảy?

Trước khi giải đáp câu hỏi “bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì”, bài viết sẽ đưa ra một số thông tin để bạn hiểu hơn vì sao bà bầu lại bị tiêu chảy

Nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy

Nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy

Nếu mẹ bầu thấy phân lỏng và đi đại tiện nhiều hơn 3 lần trong một ngày thì đó chính là một trong những biểu hiện của bệnh tiêu chảy. Một số bệnh lý, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm khuẩn đường ruột,... là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiêu chảy. Tuy nhiên, tiêu chảy ở mẹ bầu còn có thể do:

- Sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn uống: Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa chưa thể thích nghi kịp và khiến cho mẹ bầu có thể bị tiêu chảy trong những tháng đầu của thai kỳ. 

- Nhạy cảm với thức ăn: Một số mẹ bầu rất nhạy cảm khi ăn những thực phẩm mới lạ, món ăn chưa từng ăn trước đây. Sau khi ăn, chị em có thể bị đầy hơi, chướng bụng và kèm theo tiêu chảy. 

 - Bổ sung nhiều vitamin cũng là nguyên nhân khiến dạ dày của bà bầu khó chịu và gặp phải tình trạng tiêu chảy. Do đó, mẹ bầu chỉ nên bổ sung lượng vitamin vừa phải, theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện. 

- Sự thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn hoặc tăng cường hoạt động, từ đó có thể dẫn đến táo bón hay tiêu chảy trong thai kỳ. 

Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà bệnh tiêu chảy có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu tiêu chảy kéo dài, mẹ bầu dễ bị mất nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé đang trong bụng mẹ. Thậm chí, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm, thậm chí lưu thai. 

2. Cách điều trị tiêu chảy cho bà bầu

Tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu số lần tiêu chảy trong 1 ngày nhiều hơn 3 lần hoặc kéo dài trên 3 ngày không có dấu hiệu đỡ thì cần phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy để hướng dẫn chị em cách điều trị hiệu quả, phù hợp nhất. 

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ kịp thời và cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để được điều trị đúng cách, sớm cải thiện sức khỏe, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

3. Bà bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi bị tiêu chảy, chị em cũng cần nhớ rằng, chế độ ăn là yếu tố quan trọng để góp phần cải thiện bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Vậy bà bị tiêu chảy nên ăn gì? Dưới đây là những câu trả lời cụ thể: 

- Cơm trắng: Đây là thực phẩm có chứa đường fructose và galactose, rất dễ tiêu hóa. Cơm trắng cũng có chứa lượng tinh bột lớn có tác dụng hút bớt nước trong phân và cải thiện được triệu chứng phân lỏng. Do đó, đây là món ăn mà mẹ bầu nên bổ sung khi bị tiêu chảy. 

Cơm trắng phù hợp với thai phụ đang bị tiêu chảy

Cơm trắng phù hợp với thai phụ đang bị tiêu chảy

- Khoai lang hoặc khoai tây: Nếu bạn hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì nữa, thì khoai lang hay khoai tây cũng là một câu trả lời phù hợp. Phần lớn các loại củ đều có chứa nhiều vitamin và các loại enzyme rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chị em cũng lưu ý rằng, chỉ nên hấp hay luộc khoai, tránh xào hay chiên khoai hoặc chế biến cùng với nhiều loại gia vị, dầu mỡ. 

- Bánh mì hoặc bánh quy: Loại thực phẩm này cũng rất dồi dào tinh bột và giúp phân khô và cứng hơn, từ đó cải thiện tiêu chảy. Bên cạnh đó, bánh quy có chứa một chút muối có thể hạn chế tình trạng mất nước, mất chất điện giải của cơ thể. Vì thế, khi bị tiêu chảy, bà bầu có thể bổ sung thêm bánh mì và một chút bánh quy. 

Mẹ bầu có thể ăn bánh mì khi bị tiêu chảy

Mẹ bầu có thể ăn bánh mì khi bị tiêu chảy

- Táo: Đây cũng là một đáp án chính xác cho câu hỏi “bị tiêu chảy nên ăn gì”. Táo có chứa pectin. Khi đi vào trong cơ thể, nó sẽ bị phân hủy và tạo thành lớp màng bảo vệ, chống lại những chất gây kích thích đường ruột. Không chỉ vậy, quá trình phân hủy pectin còn tạo ra prebiotic có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện tiêu chảy. 

- Uống nước dừa: Đây là loại quả được đánh giá là chất điện giải tự nhiên, rất tốt cho mẹ bầu, giúp chị em phòng tránh tình trạng mất nước, mất chất điện giải hay cảm giác mệt mỏi khi bị tiêu chảy. Không những vậy, nước dừa còn có chứa lượng axit lauric có thể chuyển hóa thành monolauric, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu đang ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì chị em không nên uống nước dừa. 

4. Mẹ bầu bị tiêu chảy kiêng ăn gì?

Ngoài vấn đề “bị tiêu chảy nên ăn gì” thì vấn đề kiêng gì khi bị tiêu chảy cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Dưới đây là một số loại thực phẩm chị em nên tránh khi có triệu chứng tiêu chảy

- Không nên ăn thực phẩm cay nóng vì loại thực phẩm này dễ gây kích thích ruột và khiến cho triệu chứng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. 

Mẹ bầu đang bị tiêu chảy không nên ăn đồ cay

Mẹ bầu đang bị tiêu chảy không nên ăn đồ cay

- Nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ vì loại thức ăn này rất khó tiêu. 

- Thực phẩm nhiều chất xơ như bông cải xanh, rau bina, các loại ngũ cốc nguyên hạt,... Những loại thực phẩm này rất tốt nhưng nếu bạn đang bị tiêu chảy thì nên hạn chế ăn.

- Sữa tươi, phô mai, váng sữa, bơ,...không phù hợp với mẹ bầu đang bị tiêu chảy. 

Trên đây là một số thông tin giúp chị em giải đáp thắc mắc “Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi”. Nếu cần tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hoặc có nhu cầu khám thai, kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.