Tin tức
Bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị tiêu chảy cấp tại nhà
- 24/11/2021 | Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- 05/11/2021 | Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ - những điều cha mẹ nên biết
- 24/10/2021 | Khi trẻ tiêu chảy nên làm gì để bệnh sớm khỏi?
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào, song trẻ nhỏ và những người có hệ tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tiêu chảy cấp tính khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng, không thành khuôn nhiều lần trong thời gian ngắn, liên tục khoảng một vài ngày. Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn đi kèm với nhiều rối loạn tiêu hóa khác.
Tiêu chảy cấp khiến người bệnh đi ngoài liên tục trong thời gian ngắn
Ngoài tìm hiểu cách điều trị tiêu chảy cấp thì việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để có thể phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cho bản thân và gia đình. Vậy có những nguyên nhân nào gây tiêu chảy cấp?
1.1. Do nhiễm virus
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi hệ tiêu hóa bị virus tấn công gây rối loạn, thường gặp là Rotavirus, Norovirus, Adenovirus. Tiêu chảy cấp do virus thường kéo dài từ 3 - 7 ngày, triệu chứng nhẹ đến trung bình.
1.2. Do nhiễm vi khuẩn
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn, điển hình là ngộ độc thực phẩm gây nôn mửa, sốt cao, đau bụng dữ dội cùng tiêu chảy mức độ nặng. Vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa còn có thể khiến người bệnh đi ngoài phân chứa nhiều máu, mủ và dịch nhầy. Tác nhân thường gây bệnh bao gồm: Salmonellae, Campylobacter, Shigella,…
Tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn thường nguy hiểm và kéo dài
1.3. Do thuốc điều trị
Một số thuốc điều trị sử dụng dài ngày có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy cấp, điển hình như thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc kháng acid chứa Magie,…
1.4. Ký sinh trùng
Ký sinh trùng có trong nguồn nước ăn sẽ gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa và tiêu chảy cấp.
1.5. Các bệnh đường ruột
Tiêu chảy cấp thường gặp hơn ở những người bị rối loạn đường ruột như: bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa,…
1.6. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân ít gặp hơn dẫn đến tiêu chảy cấp như: lạm dụng rượu, thuốc nhuận tràng, thức ăn gây kích thích,... hoặc tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị kéo dài.
Xác định nguyên nhân gây tiêu chảy cấp giúp phòng ngừa và điều trị dễ dàng hơn.
2. Điều trị tiêu chảy cấp tại nhà như thế nào?
Tiêu chảy cấp dù thường gặp song không nên chủ quan, nếu không chăm sóc và điều trị tốt, bệnh nhân có thể bị mất nước, nhiễm trùng huyết, suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng sức khỏe khác. Nếu tình trạng tiêu chảy không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Tiêu chảy cấp thường gây mất nước cơ thể
Dưới đây là những biện pháp điều trị tiêu chảy cấp tại nhà cần thực hiện:
2.1. Bù nước và điện giải
Mất nước là biến chứng do tiêu chảy cấp thường gặp nhất, do đó việc bổ sung nước và điện giải là rất quan trọng khi triệu chứng tiêu chảy vừa xuất hiện. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải cần bổ sung sớm bao gồm: cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt bất thường, đau bụng dữ dội, ý thức không tỉnh táo,…
Để bù nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy, người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường hoặc nước súp các loại. Hiệu quả nhất là sử dụng Oresol hoặc nước dừa hay các loại nước bù điện giải trong thể thao. Nên uống liên tục để cơ thể hấp thu tốt hơn, tuyệt đối không uống các thức uống gây kích thích như: soda, rượu, caffein, thức uống có đường,…
Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, có thể sẽ cần bù dịch qua đường tĩnh mạch để xử lý nhanh chóng tình trạng này.
2.2. Bổ sung men vi sinh
Đường ruột con người gồm rất nhiều vi khuẩn, trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn cùng cư trú ở trạng thái cân bằng. Tiêu chảy cấp thường có liên quan đến tình trạng rối loạn cân bằng giữa lợi - hại khuẩn đường ruột do sử dụng thuốc hoặc nhiễm trùng từ thức ăn, thức uống.
Do đó, việc cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột là cần thiết để điều trị tiêu chảy cấp. Bạn nên bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể qua các thực phẩm như: kim chi, sữa chua, Chocolate, yến mạch, trà thủy sâm,…
Ăn thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Ngoài ra, có thể dùng men vi sinh dạng gói hoặc thuốc uống để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, được bán tại các hiệu thuốc và sử dụng theo hướng dẫn.
2.3. Điều trị tiêu chảy cấp bằng thuốc
Nếu tiêu chảy cấp nặng và kéo dài, triệu chứng gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt thì có thể dùng 1 số loại thuốc điều trị không kê đơn như:
Loperamide: thuốc làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua ruột, tình trạng tiêu chảy được kiểm soát và đường ruột hấp thu dinh dưỡng cùng nước tốt hơn.
Bismuth subsalicylate: kích thích đường ruột hấp thu chất lỏng và chất điện giải, giảm các triệu chứng tiêu chảy cấp và rối loạn tiêu hóa khác.
2.4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bị tiêu chảy cấp nên lựa chọn các thực phẩm sạch, chế biến dễ hấp thu và giúp phân nhanh cứng hơn như: thịt gà, bánh mì, cháo yến mạch, khoai tây luộc hoặc nướng,… Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm dễ gây kích thích đường ruột như: rượu, ớt, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ,…
Tiêu chảy cấp khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi, hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để sức khỏe được hồi phục và bệnh cũng được đẩy lùi.
3. Trường hợp tiêu chảy cấp nào nguy hiểm?
Khi điều trị tiêu chảy cấp tại nhà, cần theo dõi triệu chứng bệnh và đi cấp cứu nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như:
Tiêu chảy cấp nguy hiểm cần được can thiệp y tế
-
Đi ngoài phân có máu màu đỏ hoặc đen.
-
Đau bụng dữ dội.
-
Nôn nhiều, nôn ra máu.
-
Mất nước nghiêm trọng: đi tiểu ít, khô miệng, mệt mỏi, mất ý thức.
-
Sốt cao từ 39 độ C trở lên.
-
Triệu chứng tiêu chảy cấp kéo dài trên 48 giờ không khỏi hoặc nặng hơn.
Như vậy, các biện pháp điều trị tiêu chảy cấp tại nhà trên có thể giúp triệu chứng bệnh được kiểm soát và cần đẩy lùi. Trường hợp bệnh nặng hơn không đáp ứng điều trị tại nhà, hãy đưa bệnh nhân đi khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!