Tin tức

Bạch cầu tăng có sao không? Khi nào thì cần điều trị?

Ngày 09/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bạch cầu là thành phần quan trọng của máu và nó tham gia vào hàng ngũ đội quân miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của những tác nhân gây bệnh, bao gồm bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn hay nhiễm độc. Nếu bạch cầu có sự thay đổi về số lượng thì chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm tàng. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc bạch cầu tăng cao có sao không và tăng bao nhiêu thì mới cần điều trị.

1. Đôi nét về tế bào bạch cầu

Bạch cầu hay tế bào máu trắng là một trong 3 thành phần chính của máu, bên cạnh hồng cầu và tiểu cầu. Bạch cầu cũng là một phần của hệ miễn dịch với nhiệm vụ tăng cường đề kháng cho cơ thể, chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay nhiễm độc. 

Ở trạng thái bình thường, bạch cầu thường có số lượng dao động từ 4.000 - 10.000 tế bào/mm3 máu. Bạch cầu được phân chia thành 5 loại khác nhau, bao gồm:

  • Bạch cầu trung tính;
  • Bạch cầu ái kiềm;
  • Bạch cầu ái toan;
  • Bạch cầu Lympho;
  • Bạch cầu đơn nhân/mono.

Phân loại bạch cầu trong máu

Phân loại bạch cầu trong máu

Bạch cầu tăng có thể là bắt nguồn từ một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, hoặc nhiễm trùng tại các cơ quan như áp xe gan, viêm phổi, khi có vật lạ gây tổn thương cho cơ thể, hay mắc bệnh ung thư máu,...

Còn trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu thường là do lách to, nhiễm phóng xạ, thiếu máu hồng cầu to, bệnh tiểu cầu vô căn,... Tình trạng này có thể gây ra triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội quan (điển hình là tại các cơ quan như não, hô hấp, hệ tiêu hóa, nướu lợi,...) 

2. Bạch cầu tăng cao có sao không? 

Như đã phân tích thì chứng tăng bạch cầu có thể là một dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nào đó đang diễn ra trong cơ thể. Mỗi loại bạch cầu tăng sẽ tương ứng với các nguyên nhân khác nhau:

Tăng bạch cầu trung tính

Đây là loại tế bào bạch cầu đông đảo nhất chiếm khoảng 40 - 60% trong tổng số bạch cầu. Tăng bạch cầu trung tính cũng là tình trạng phổ biến nhất và thường xảy ra khi người bệnh bị viêm nhiễm ở cơ quan nào đó hoặc bị nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra đó còn có thể là biểu hiện của bệnh bạch cầu, cơ thể suy nhược và căng thẳng lâu ngày, phản ứng với một số thuốc điều trị (lithium, steroid,...), hút thuốc lá,...

Tăng bạch cầu Lympho

20 - 40% là tỷ lệ bạch cầu Lympho có mặt trong tổng số các tế bào bạch cầu. Nhiệm vụ của nó là tham gia vào quá trình sản sinh các kháng thể chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu Lympho sẽ tăng nếu bệnh nhân bị u hạch Lympho, mắc bệnh bạch cầu, nhiễm trùng do virus, ung thư hạch bạch huyết, dị ứng hay bị ho gà,...

Tăng bạch cầu mono (bạch cầu đơn nhân)

Loại bạch cầu này chỉ chiếm khoảng 2 - 8% trong các loại bạch cầu. Nếu nó tăng cao thì có thể nghĩ đến các khả năng đó là bị nhiễm trùng do nhiễm nấm hoặc lao, bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh nhân trước đó đã từng phẫu thuật cắt lách.

Bạch cầu là thành phần quan trọng của máu và nó tham gia vào hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể

Bạch cầu là thành phần quan trọng của máu và nó tham gia vào hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể

Tăng bạch cầu ái toan

Số lượng bạch cầu ái toan khá ít ỏi (chỉ chiếm khoảng 1- 4%). Khi bạch cầu ái toan gia tăng thì đó thường là dấu hiệu của dị ứng, viêm nhiễm, nhiễm ký sinh trùng, ung thư hạch bạch huyết hoặc mắc bệnh lý ngoài da.

Tăng bạch cầu ái kiềm

Đây là một loại bạch cầu có mặt trong tủy xương với một lượng rất nhỏ. Khi bạch cầu ái kiềm trong cơ thể tăng cao thì sẽ gây ra những triệu chứng như chuột rút, đau bụng thường xuyên, thể trạng mệt mỏi, thiếu sức sống không rõ nguyên nhân. Căn nguyên của hiện tượng này thường là do nhiễm siêu vi, dị ứng, bệnh bạch cầu, ung thư tủy xương.

Mẹ bầu bị bạch cầu tăng có sao không?

So với người bình thường thì phụ nữ mang thai sẽ có chỉ số bạch cầu cao hơn và nó đặc biệt tăng cao ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Sau khi sinh tình trạng bạch cầu tăng có thể vẫn sẽ tiếp diễn. Trong quá trình khám thai định kỳ bác sĩ sẽ lưu ý về vấn đề này và sẽ tư vấn biện pháp xử trí nếu lượng bạch cầu tăng quá mức cho phép. Đa phần tình trạng bạch cầu tăng nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé, nó sẽ dần trở lại bình thường như thời điểm trước khi người mẹ mang thai. 

3. Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng bạch cầu tăng cao

Dựa trên từng nguyên nhân tăng bạch cầu mà bệnh nhân có thể sẽ trải qua các dấu hiệu dưới đây theo mức độ từ nhẹ đến nặng:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu, sút cân không rõ lý do,...;
  • Vết thương khó lành, hoặc trên da xuất hiện các vết bầm tím cho dù không va đập vào đâu;
  • Thường xuyên sốt vặt và trên cơ thể có vị trí cơ quan bị nhiễm trùng;
  • Tự dưng bị chảy máu cam.

Để kiểm tra chính xác liệu rằng bản thân có đang bị tăng bạch cầu hay không thì người bệnh nên thực hiện xét nghiệm máu. Điều này sẽ giúp giải mã nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bất thường nêu trên và có cách điều trị hợp lý, kịp thời.

Tăng bạch cầu có thể khiến bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân

Tăng bạch cầu có thể khiến bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh bạch cầu tăng 

4.1. Cách điều trị chứng tăng bạch cầu

Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp nhất, ví dụ như:

  • Sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc dạng hít để kiểm soát triệu chứng dị ứng;
  • Dùng các thuốc kháng viêm, kháng sinh giúp điều trị viêm nhiễm;
  • Điều trị các bệnh lý ác tính là nguyên nhân gây tăng bạch cầu;
  • Điều trị kiểm soát triệu chứng lo lắng, căng thẳng.

4.2. Phương pháp phòng ngừa bệnh tăng bạch cầu

Để phòng ngừa nguy cơ khiến bạch cầu tăng cao, bệnh nhân cần tránh hoặc tối đa giảm thiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Không hút thuốc lá;
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, tránh căng thẳng và tiêu cực;
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng;
  • Rửa tay sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng;
  • Nếu đang bị mắc bệnh lý hay tình trạng viêm nhiễm nào đó thì hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ;
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên là nguyên nhân gây dị ứng.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn rằng bạch cầu tăng có sao không thì đối với trường hợp tăng nhẹ trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, ngược lại nếu bạch cầu tăng mạnh thì đó là tín hiệu đáng báo động bệnh nhân cần đi khám ngay. Để phát hiện tình trạng tăng bạch cầu hay các bệnh lý về máu khác, bạn có thể đăng ký khám và thực hiện xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tổng đài 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ quý khách hàng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.