Tin tức
Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?
- 20/06/2024 | Giá nội soi dạ dày có bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
- 26/06/2024 | Tìm hiểu thông tin bệnh lý viêm dạ dày ruột do vi khuẩn để phòng ngừa
- 01/07/2024 | Nhiễm khuẩn H. pylori - Mầm mống gây ung thư dạ dày cần cẩn trọng
- 05/07/2024 | Trào ngược dạ dày gây vướng họng: Nguyên nhân gây bệnh và cách xử trí
1. Tìm hiểu chung về bệnh ung thư dạ dày
Trên thế giới, số lượng bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tương đối cao, đặc biệt số lượng bệnh nhân nam có thể nhiều gấp 2 lần so với số lượng bệnh nhân nữ.
Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên, bệnh nhân có tiền sử uống nhiều bia rượu, viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính,… Tình trạng viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đúng cách thường gây ra viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày. Về lâu về dài, tế bào bị biến đổi dị sản và loạn sản, dẫn tới bệnh ung thư dạ dày.
Uống nhiều bia rượu có thể dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày nguy hiểm
Ngoài ra, những người đã từng tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày cũng phải đối mặt với nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Một số trường hợp có khả năng bị ung thư dạ dày khác là:
- Người thường xuyên ăn đồ muối, đồ nướng.
- Người nghiện thuốc lá.
- Người hay gặp triệu chứng: ợ hơi, ợ chua và đau bụng,...
Đây là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, tuy nhiên chúng ta thường chủ quan và không chú ý theo dõi, điều trị ngay từ sớm.
2. Ung thư dạ dày phát triển qua những giai đoạn nào?
Để giải đáp thắc mắc: bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn, trước tiên chúng ta cần nắm được các giai đoạn phát triển của bệnh.
Hiện nay, giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày được chia theo mức độ di căn: giai đoạn khu trú, giai đoạn khu vực và giai đoạn xa. Cụ thể:
- Giai đoạn khu trú: tế bào ung thư dạ dày chủ yếu tập trung ở dạ dày và chưa lan ra ngoài cơ quan này.
- Giai đoạn khu vực: tế bào ung thư bắt đầu lan ra bên ngoài dạ dày, chúng có thể xuất hiện ở hạch bạch huyết của các cơ quan gần dạ dày
- Giai đoạn xa: đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, lúc này tế bào ung thư di căn tới nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có thể kể tới: xương, phổi, gan và não bộ…
Bệnh ung thư dạ dày phát triển qua 3 giai đoạn chính
3. Triệu chứng bệnh
Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh thường cảm thấy đau bụng, cơn đau xuất hiện chủ yếu ở vùng thượng vị và kéo dài dai dẳng. Sau bữa ăn, cơn đau sẽ có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng sẽ quay trở lại và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của họ. Nếu thường xuyên bị đau thượng vị, các bạn nên đi khám, đây là dấu hiệu nghi ngờ của bệnh ung thư dạ dày.
Bệnh nhân ung thư dạ dày cũng phải đối mặt với triệu chứng ợ hơi. Thông thường, ợ hơi sẽ xuất hiện khi bạn ăn quá no, sau khi ăn các món cay nóng, uống nước ngọt. Tuy nhiên, triệu chứng ợ hơi diễn ra trong một thời gian dài là vấn đề đáng lo ngại, là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư dạ dày
Các triệu chứng khác xảy ra ở bệnh ung thư dạ dày là: ăn uống kém dẫn tới sụt cân trong một thời gian ngắn, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, có biểu hiện nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra phân đen,... Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, lúc này tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng và người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.
Một dấu hiệu khác của bệnh ung thư dạ dày bạn không nên bỏ qua là tình trạng nuốt nghẹn. Nguyên nhân là do sự xuất hiện ở khối u ở gần tâm vị, hoặc gần đoạn nối tâm vị với thực quản.
4. Giải đáp thắc mắc: bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?
Các bác sĩ cho biết trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện mắc ung thư dạ dày, cơ hội sống trung bình của bệnh nhân xấp xỉ 32%. Đây là con số khá thấp, điều này cho thấy ung thư dạ dày là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, rất khó để điều trị tiệt căn.
Sau 5 năm, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn bệnh. Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn khu trú, khả năng sống khoảng 70%. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân giai đoạn khu vực và di căn xa lần lượt là: 32% và 6%. Nếu không may mắc ung thư dạ dày giai đoạn di căn xa, khả năng sống của bệnh nhân rất thấp. Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tới giai đoạn này, chúng ta cần tập trung chăm sóc sức khỏe, điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn là thắc mắc của nhiều người
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng sống của người mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: tuổi tác của bệnh nhân, loại tế bào ung thư phát triển trong cơ thể người bệnh, yếu tố di truyền, cách điều trị, chế độ chăm sóc sức khỏe,…
5. Địa chỉ thăm khám bệnh uy tín
Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu mắc ung thư dạ dày, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt. Một trong những địa chỉ y tế chất lượng bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực thăm khám bệnh lý và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời đây là nơi quy tụ của nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm.
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ). Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp X - quang, máy siêu âm, nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu tại Mỹ, Đức, Thụy Sĩ,…
MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, được các khách hàng đánh giá cao và lựa chọn
Mong rằng những chia sẻ trong bài đã giúp bạn nắm được: bệnh nhân ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn. Từ đó, chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh phù hợp, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của người bệnh ung thư dạ dày. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!