Tin tức
Nhiễm khuẩn H. pylori - Mầm mống gây ung thư dạ dày cần cẩn trọng
- 14/09/2022 | Kết quả test HP hơi thở C14 có ý nghĩa gì trong việc điều trị bệnh?
- 02/01/2023 | HP dạ dày và những biến chứng nguy hiểm
- 17/01/2023 | Dạ dày HP là gì - Bệnh có nguy hiểm không, làm sao để nhận biết?
- 18/01/2023 | Chẩn đoán và điều trị HP như thế nào?
- 23/11/2022 | Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có chữa được không?
1. Nhiễm khuẩn H. pylori là bệnh gì?
1.1. Khái quát bệnh lý
H. pylori hay Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn tồn tại trong lớp nhầy của phần niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy tại khu vực hang vị, dị sản dạ dày. Loại vi khuẩn này có hình xoắn ốc, có khả năng di chuyển thuận lợi trong môi trường chất nhầy (nhớt).
Vi khuẩn thường tập trung nhiều tại lớp nhầy của phần niêm mạc dạ dày
Nhiễm H. pylori dạ dày không phải tình trạng hiếm gặp. Ước tính, hơn nửa dân số trên thế giới đều bị nhiễm loại vi khuẩn này.
Phần lớn người bị nhiễm HP đều không xuất hiện triệu chứng cụ thể hay biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít người bị nhiễm H. pylori có nguy cơ chuyển sang viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Vì thế, để phòng tránh bệnh lý liên quan đến dạ dày do vi khuẩn H. pylori gây ra, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ.
1.2. Con đường lây nhiễm
H. pylori có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc như tiếp xúc với nước bọt (hôn, dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng,...), phân của người bị nhiễm. Hoặc khi sử dụng nguồn nước chứa vi khuẩn, bạn cũng có thể bị nhiễm loại virus này.
Nếu dùng chung bàn chải với người nhiễm H. pylori, bạn rất dễ bị nhiễm vi khuẩn
Sau khi xâm nhập vào miệng, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển đến hệ tiêu hóa. Trong đó, dạ dày với lượng acid nhất định chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn H. pylori sinh sôi. Loại vi khuẩn này có khả năng tạo ra một loại enzyme, hình thành vùng đệm với nồng độ acid thấp để phát triển.
2. Dấu hiệu ở người bị nhiễm H. pylori
Thực tế, phần lớn người bị nhiễm HP đều không xuất hiện triệu chứng. Cho đến khi dạ dày bị tổn thương thì mới có biểu hiện rõ ràng, cụ thể như:
- Đau ở vùng thượng vị.
- Bụng bị trướng hoặc phình lên.
- Nhanh no, chán ăn.
- Nôn ói.
- Phân dần sẫm màu.
- Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu.
Người bị nhiễm HP có thể xuất hiện cảm giác đau tại vùng bụng trên
3. Biến chứng có thể gặp phải ở người bị nhiễm H. pylori
Tùy không phải ai bị nhiễm H. pylori cũng chuyển sang bệnh lý nguy hiểm nhưng không vì vậy mà bạn được phép chủ quan. Bởi một số ít người bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể tiến triển bệnh theo hướng tiêu cực.
Dưới đây là một vài biến chứng nguy hiểm gây ra bởi H. pylori:
- Viêm dạ dày, tá tràng: Khi phát triển trong dạ dày, H. pylori có xu hướng tấn công vào vùng niêm mạc, dẫn đến tình trạng xung huyết gây đau rát tại vùng thượng vị. Kèm theo đó là biểu hiện chán ăn, bụng bị trướng, khó tiêu.
- Loét dạ dày: Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra lượng men chống lại lớp nhầy trong dạ dày, làm suy giảm chức năng bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến acid, men tiêu hóa tấn công niêm mạc gây loét dạ dày.
- Dạ dày bị thủng: Nếu tình trạng viêm loét diễn biến dai dẳng, không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục tấn công gây thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm nhất H. pylori có thể gây ra cho người nhiễm. Tuy rằng tỷ lệ chuyển sang ung thư dạ dày khi nhiễm H. pylori ở mức thấp, nhưng không vì vậy mà mọi người được phép xem thường.
Ung thư dạ dày - biến chứng nguy hiểm nhất ở người bị nhiễm H. pylori
4. Hướng chẩn đoán và điều trị cho người bị nhiễm H. pylori
4.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán xem bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP hay không, bác sĩ không chỉ dừng lại ở khám lâm sàng nhưng còn chỉ định các xét nghiệm khẳng định khác. Chẳng hạn như:
- Nội soi dạ dày: Giúp kiểm tra tình trạng tổn thương dạ dày một cách khá chính xác.
- Test HP dạ dày.
- Sinh thiết: Phương pháp xét nghiệm chuyên sâu hỗ trợ xác định cấu trúc mô, tế bào và kiểm tra sự tồn tại của khuẩn H. pylori.
- Kháng sinh đồ: Kỹ thuật này thường được chỉ định khi việc điều trị H. pylori không mang lại hiệu quả, hoặc cần nghiên cứu thêm.
- Một số phương pháp khác: Chẳng hạn như kiểm tra kháng nguyên HP, kiểm tra kháng thể HP trong huyết thanh, Urea Breath Test.
Bệnh nhân được nội soi dạ dày để chẩn đoán
4.2. Điều trị
Trường hợp không nằm trong nhóm nguy cơ mắc ung thư dạ dày hay các bệnh lý nguy hiểm khác, người nhiễm H. pylori không nhất thiết phải điều trị.
Còn với người từng có tiền sử mắc dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày liên quan tới khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh, thường thấy thấy là uống thuốc theo phác đồ cụ thể.
Sau thời gian điều trị, người bệnh cần làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm đã chấm dứt hay chưa. Trường hợp H. pylori không bị loại bỏ hết sau đợt điều trị đầu, người bệnh có thể tiếp tục được điều trị theo phác đồ mới.
Lưu ý, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định. Nếu được thì định dùng thuốc, bạn phải uống đúng giờ, đúng liều lượng. Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh.
5. Làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm H. pylori?
H. pylori có khả năng lây qua đường tiếp xúc, ăn uống. Chính vì vậy, bạn có thể chủ động phòng tránh lây nhiễm thông qua những biện pháp đơn giản như:
- Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế hoặc không tiêu thụ thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng.
- Sử dụng nước sạch đã qua xử lý để chế biến đồ ăn.
- Hạn chế ăn tại hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
Hầu như bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn H. pylori. Mặc dù tỷ lệ dẫn đến ung thư dạ dày khi nhiễu loại vi khuẩn này không cao nhưng bạn vẫn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm kiểm tra, phòng ngừa. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, xét nghiệm, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!