Tin tức

Bệnh trầm cảm có khỏi được không? Điều trị bằng cách nào?

Ngày 14/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tâm lý của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến suy nghĩ tự sát. Vậy căn bệnh này có thể điều trị khỏi không và phương pháp điều trị như thế nào?

1. Dấu hiệu trầm cảm

Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây trong ít nhất 2 tuần thì bạn có thể đang mắc chứng trầm cảm:

Bệnh nhân trầm cảm thường xuyên buồn bã

Bệnh nhân trầm cảm thường xuyên buồn bã

- Cảm thấy trống rỗng, lo lắng và buồn dai dẳng. 

- Luôn chán nản, bi quan và tuyệt vọng. 

- Thường xuyên cáu gắt vô cớ. 

- Cảm thấy bất lực 

- Không còn hào hứng với các hoạt động trong cuộc sống.

- Luôn mệt mỏi và thiếu năng lượng.

- Nói chậm hơn, di chuyển chậm hơn. 

- Khó tập trung và giảm khả năng ghi nhớ. 

- Khó ngủ, hay bị giật mình, nhất là vào sáng sớm và thường xuyên bị ngủ quên. 

- Thèm ăn và không thay đổi cân nặng. 

- Nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát. 

- Mắc phải một số vấn đề về tiêu hóa, ngay cả khi điều trị nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. 

Tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh mà người bệnh có thể gặp phải một hoặc tất cả những triệu chứng nêu trên. Bên cạnh đó, thời gian xuất hiện triệu chứng của mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. 

Nếu thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện nghi ngờ mắc trầm cảm, cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh. điều trị đúng cách và phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh nặng.

2. Nguyên nhân gây trầm cảm

Trầm cảm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến: 

- Do căng thẳng quá mức: Nếu căng thẳng kéo dài, người bệnh rất dễ rơi vào trầm cảm. Sự căng thẳng quá mức và kéo dài này có thể do họ gặp phải những chuyện buồn trong cuộc sống như mất người thân, ly hôn,... Người bệnh ngày càng buồn bã và không còn hứng thú với những hoạt động trong cuộc sống, không muốn gặp gỡ bạn bè,.... Lâu ngày, họ sẽ mắc phải chứng trầm cảm. 

- Nhân cách: Đứng trước những khó khăn, mất mát trong cuộc sống, nhiều người có thể giải quyết, tự cân bằng. Tuy nhiên, một số khác lại không thể, họ suy nghĩ tiêu cực, luôn buồn bã và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Phần lớn, người trầm cảm thường quá khắt khe với bản thân, mong muốn sự hoàn hảo và sợ phán xét. 

- Sinh con: Sau khi sinh con, chị em có sự thay đổi lớn về nội tiết tố và áp lực nuôi con nên rất dễ bị chứng trầm cảm sau sinh. 

- Sự cô đơn: Cắt đứt những mối quan hệ trong gia đình hay tình cảm bạn bè, nam nữ cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

- Rượu và ma túy: Lạm dụng những chất kích thích này khi phải đối mặt với quá nhiều chuyện buồn trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ và tăng nguy cơ mắc trầm cảm. 

- Bệnh tật: Một số bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và cần điều trị trong thời gian dài. Những lo lắng về bệnh tật cùng với tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

3. Điều trị trầm cảm 

Không nên xem thường trầm cảm vì nếu phát hiện muộn, bệnh có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe vật chất cũng như tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị bằng việc kết hợp nhiều cách khác nhau như dùng thuốc, điều trị theo nguyên nhân cùng với sự quan tâm chăm sóc từ người thân trong gia đình. 

Trò chuyện với người thân để cải thiện bệnh

Trò chuyện với người thân để cải thiện bệnh

- Liệu pháp tâm lý: Rất hiệu quả đối với những bệnh nhân trầm cảm, nhất là khi kết hợp với việc sử dụng thuốc. Người thân, bạn bè hay bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện nhiều hơn với người bệnh, giúp họ nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay đổi bản thân, suy nghĩ tích cực hơn trước những thử thách của cuộc sống. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, người bệnh trầm cảm đã có sự thay đổi đáng kể chỉ sau 10 đến 15 buổi điều trị bằng liệu pháp tâm lý. 

Dùng thuốc để điều trị trầm cảm

Dùng thuốc để điều trị trầm cảm

- Dùng thuốc điều trị: Ngoài liệu pháp tâm lý, người bệnh cũng cần dùng thuốc để bệnh nhanh thuyên giảm và đạt được những hiệu quả điều trị tích cực hơn. Một số loại thuốc có thể được dùng trong điều trị bệnh như thuốc điều hòa serotonin, thuốc chống trầm cảm dị vòng, thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrin-dopamin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs), thuốc chống trầm cảm Melatonergic,...

- Liệu pháp trị liệu bằng sốc điện ECT: 

Phương pháp này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân đã sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả và xảy ra những biểu hiện bất thường như sau: 

+ Trầm cảm nghiêm trọng, có ý định tự tử. 

+ Người bệnh chậm phát triển tâm thần hoặc có một số biểu hiện kích động. 

+ Có biểu hiện hoang tưởng. 

+ Trầm cảm khi đang mang thai.

+ Người bệnh không muốn ăn uống. 

Với những trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ECT. Hiệu quả điều trị có thể nhận biết rõ sau khoảng 6 đến 10 lần điều trị. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng ECT, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh. Do đó, cần dùng tiếp tục dùng thuốc sau điều trị.

Nên đi khám để được bác sĩ điều trị đúng cách

Nên đi khám để được bác sĩ điều trị đúng cách

- Thay đổi chế độ sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp người bệnh cải thiện sự tiến triển của bệnh trầm cảm, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh: 

+ Tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. 

+ Suy nghĩ tích cực, hạn chế tình trạng lo lắng quá mức, không nên căng thẳng kéo dài. 

+ Nếu có những bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. 

+ Tái khám để được theo dõi hiệu quả điều trị và có những điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời. 

- Chế độ dinh dưỡng:

+ Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cà chua, cam, dâu tây,...

+ Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm vitamin B, C, omega 3.

- Một số lưu ý khác: 

+ Thường xuyên tập thể dục. 

+ Trò chuyện, tâm sự với người thân và bạn bè, nhất là khi gặp khó khăn. 

Bệnh trầm cảm là bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị đúng cách. Nếu có những dấu hiệu bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.