Tin tức

Biến thể Delta: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh

Ngày 01/04/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key: Biến thể Delta

Biến thể Delta: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh

Virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi và ngày càng tạo ra những biến thể mới, mạnh hơn và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn cho những trường hợp mắc bệnh, trong đó bao gồm biến thể Delta. Cùng tìm hiểu về loại biến thể này trong bài viết sau đây.

1. Triệu chứng của người bệnh khi nhiễm biến thể Delta

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2020 tại Ấn Độ. Sau đó, biến thể này đã nhanh chóng lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là loại biến thể chủ yếu gây bệnh cho những trường hợp nhiễm COVID-19 tại Mỹ.

A person with a scarf around her neck

Description automatically generated

Đau họng có thể là triệu chứng bệnh

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, đây là biến thể có khả năng gây bệnh cao và tốc độ lây lan bệnh cũng nhanh hơn nhiều loại biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Khi nhiễm biến thể này, bệnh nhân thường không có biểu hiện đặc biệt so với những biến thể trước đây. Tuy nhiên, triệu chứng giữa những người đã được tiêm và những người chưa được tiêm phòng bệnh lại có sự khác biệt nhất định, cụ thể là:

- Những người chưa được tiêm vắc xin, khi nhiễm biến thể Delta, bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, ho khan, hắt hơi nhiều, đau họng và có thể sốt cao,... cùng với nhiều triệu chứng khác gần giống như cảm cúm.

- Những người đã tiêm 1 liều vắc xin, khi nhiễm biến thể này, bệnh nhân thường gặp phải những triệu chứng cơ bản là sổ mũi, đau đầu và đau họng.

- Những trường hợp đã được tiêm đủ liều vắc xin nhưng vấn bị lây nhiễm có thể gặp phải những triệu chứng như đau họng, đau đầu, sổ mũi, mất khứu giác,...

Như vậy có thể thấy rằng, những biểu hiện do biến thể Delta gây ra rất giống với các bệnh lý hô hấp thông thường. Chính vì thế, trên thực tế có rất nhiều người nhiễm bệnh mà không hề hay biết. Từ đó, họ vô tình làm lây nhiễm bệnh trong cộng đồng và có thể gặp phải những nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng, nhất là đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém.

2. Biến thể Delta có nguy hiểm không?

Biến thể Delta được đánh giá nguy hiểm bởi rất nhiều lý do như tốc độ lây lan nhanh chóng hơn, gây ra những triệu chứng và biến chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong cơ thể người nhiễm biến thể này có lượng virus nhiều hơn gấp 1.000 lần so với những biến thể trước đó.

A couple of women standing on a street

Description automatically generated

Tiếp xúc gần không đeo khẩu trang có nguy cơ bị bệnh

Delta có mức độ phát triển và sinh sôi nhanh chóng, do đó, cơ thể cũng sẽ có ít thời gian để phòng chống lại sự tấn công của virus. Hơn nữa, biến chủng Delta có sự đột biến ở  vị trí 681 của protein gai – P681R và chúng có thể đột phá và tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể chúng ta một cách tốt hơn. Chính vì thế, những tế bào trong cơ thể nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn.

Biến thể Delta có tỉ trọng nhỏ và có cơ hội lơ lửng khá lâu trong không khí, chính vì thế, virus sẽ có khả năng lây lan nhanh chóng trong môi trường không khí khi người bệnh không may hít phải loại biến thể này. Trong môi trường kín thì loại virus này sẽ có tốc độ lây nhiễm vượt trội. Do đó, những địa điểm có nguy cơ lây lan bệnh nhanh chóng như khu công nghiệp, nhà máy, công ty văn phòng,... Những địa điểm này có thể trở thành những ổ dịch rất đáng lo ngại.

3. Tiêm vắc xin COVID-19 có giúp phòng bệnh hiệu quả không?

Tiêm vắc xin COVID-19 là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Trong đó, Pfizer được đánh giá mang lại hiệu quả tốt trong việc chống lại biến thể Delta. Trong đó, ở mũi tiêm thứ nhất, khả năng hình thành kháng thể khá thấp và nhưng sau khi tiêm mũi thứ 2 thì nồng độ kháng thể sẽ cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, tiêm vắc xin không đảm bảo tuyệt đối rằng bạn sẽ không bị lây nhiễm biến thể Delta, vắc xin không thể tạo ra hàng rào giúp bảo vệ bạn tuyệt đối khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là người đã tiêm vắc xin đầy đủ hay không đầy đủ vẫn có khả năng nhiễm bệnh và lây lan cho cộng đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:

A nurse injecting a patient

Description automatically generated

Tiêm vắc xin để phòng bệnh

- Xuất hiện ca nhiễm các chủng đột biến khác trên người bệnh dù đã được tiêm đủ liều.

- Có thể trước khi tiêm vắc xin, người bệnh đã bị nhiễm virus mà không biết.

- Người chưa được tiêm đầy đủ sẽ chưa thể có đủ kháng thể để có đủ sức chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus.

- Người có bệnh lý nền khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng.

- Sau khi xâm nhập vào cơ thể, nồng độ virus đã nhân lên và lớn hơn gấp nhiều lần so với nồng độ kháng thể có được sau tiêm phòng.

- Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus tiếp tục biến chủng và có thể dễ dàng chống lại hệ miễn dịch của cơ thể.

Tuy rằng, việc tiêm vắc xin không đảm bảo phòng bệnh 100% cho bạn nhưng đây vẫn là phương pháp phòng ngừa bệnh được khuyến cáo để tạo nên miễn dịch cộng đồng.

A person wearing a mask and standing with her arms crossed

Description automatically generated

Đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm virus

Ngoài tiêm vắc xin, người bệnh cũng cần thực hiện đầy đủ một số phương pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến những nơi công cộng. Thường xuyên khử khuẩn, khi dịch bùng phát cần hạn chế tập chung đông người,… Trong thời gian dịch bệnh diễn ra, bạn nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, đừng quên tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật hiệu quả.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh biến thể Delta hiệu quả nhất. Nếu có nghi ngờ bị nhiễm bệnh, bạn nên thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Nếu triệu chứng bệnh nghiêm trọng thì cần liên hệ tới các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.

BS CHỉnh đã duyệt

Từ khoá: Biến thể Delta

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ