Tin tức
Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng và địa chỉ y tế uy tín
- 12/06/2023 | Polyp đại tràng là gì? Những thông tin không thể bỏ qua
- 03/07/2024 | Đi ngoài phân nhỏ - Dấu hiệu ung thư đại tràng tiềm ẩn
- 04/07/2024 | Đau do co thắt ruột (đại tràng): Cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh
- 25/07/2024 | Những cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi hiệu quả ít người biết
- 27/07/2024 | Thải độc đại tràng bằng cà phê có tốt không: Trào lưu và những hệ lụy cho sức khỏe
1. Tìm hiểu chung về ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh lý do các tế bào ung thư phát triển quá mức, gây tổn thương ở đại tràng và có thể xâm lấn sang các cơ quan khác. Ung thư đại tràng thường tiến triển từ các polyp đại tràng. Sau một thời gian, tế bào ác tính có thể di căn tới nhiều vị trí khác trên cơ thể, ví dụ như mạch máu, mạch bạch huyết,... đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Ung thư đại tràng có thể gặp ở cả nam và nữ
Trên thực tế, bệnh nhân mắc ung thư đại tràng có cơ hội sống sót cao nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, các bạn nên đi ung thư đại tràng và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Triệu chứng thường gặp
Ở giai đoạn đầu triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng đó là thường xuyên đau bụng và đầy hơi. Tùy từng người bệnh, cơn đau xuất hiện với mức độ khác nhau, có người đau quặn bụng, có người đau râm ran, âm ỉ. Kèm theo đó, một số bệnh nhân không thể đi đại tiện được, có dấu hiệu nôn mửa và chướng bụng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là khối u phát triển với kích thước lớn và gây hiện tượng tắc ruột.
Thói quen đi đại tiện thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh nhân ung thư đại tràng, ví dụ như tình trạng táo bón và tiêu chảy xuất hiện thường xuyên. Thậm chí nhiều người còn thấy phân có lẫn máu hoặc các chất nhầy.
Thói quen đại tiện của bệnh nhân sẽ thay đổi
Chúng ta thường nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh trĩ, vậy làm thế nào để phân biệt? Bệnh nhân trĩ khi đi đại tiện sẽ thấy phân lẫn máu tươi, ngược lại bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ thấy phân có máu lẫn với chất nhầy. Tốt nhất khi phát hiện dấu hiệu bất thường nêu trên, chúng ta nên chủ động đi ung thư đại tràng tại các cơ sở y tế uy tín.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đại tràng cũng thấy phân có nhiều đặc điểm bất thường, trông nhỏ và dẹt hơn bình thường. Đây là dấu hiệu khá nhỏ mà người bệnh thường bỏ qua, không chú ý theo dõi.
Bệnh ung thư đại tràng cũng khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, sút cân không lý do. Nguyên nhân là do cơ thể bị mất máu trong phân hoặc do tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn tới mất nước. Nếu đột nhiên mệt mỏi, giảm cân không kiểm soát, các bạn cần theo dõi và đi ung thư sớm.
3. Đối tượng nào nên đi tầm soát ung thư đại tràng sớm?
Tầm soát ung thư đại tràng giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh sớm, nâng cơ hội điều trị khỏi bệnh. Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao và cần chủ động đi tầm soát định kỳ?
Bác sĩ khuyến khích người từ 50 tuổi trở đi nên đi tầm soát bệnh ung thư đại tràng thường xuyên, đặc biệt là những người có người thân từng mắc căn bệnh này.
Người từ 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư đại tràng định kỳ
Bên cạnh đó, nếu có tiền sử mắc bệnh về đường ruột và đại tràng, các bạn không nên chủ động và bỏ qua việc đi tầm soát. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là: bệnh nhân viêm ruột, viêm loét dạ dày…
Bệnh ung thư đại tràng thường xảy ra đối với những người có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia. Người thừa cân, béo phì, lười vận động cũng phải đối mặt với rủi ro mắc ung thư đại tràng cao.
4. Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng bạn nên biết
Tầm soát ung thư đại tràng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong cho bệnh nhân, do đó bác sĩ khuyến khích nên đi tầm soát định kỳ. Trong đó, có hai phương pháp phổ biến nhất là: xét nghiệm phân và xét nghiệm hình thái cấu trúc.
Có nhiều phương pháp tầm soát ung thư đang được áp dụng
Đối với xét nghiệm phân, mục đích chính là tìm kiếm hồng cầu, từ đó phát hiện máu lẫn trong phân của bệnh nhân. Bác sĩ khuyến khích mỗi người nên đi xét nghiệm phân tìm hồng cầu định kỳ 1 - 2 lần/năm.
Phương pháp xét nghiệm hình thái cấu trúc khá đa dạng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện nội soi và kết hợp với các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
- Nội soi: nội soi đại tràng ống mềm hoặc nội soi không dây (nội soi viên nang).
- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: chụp X - quang, chụp cắt lớp vi tính,chụp cộng hưởng từ…
Khi sử dụng máy móc hiện đại, việc quan sát trực tràng và phát hiện tổn thương trở nên dễ dàng hơn, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Để nhận được kết quả tầm soát chính xác nhất, các bạn nên tới cơ sở y tế uy tín, nơi được đầu tư về trang thiết bị, máy móc và có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Một địa chỉ y tế cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư đại tràng được đánh giá cao về chất lượng là Hệ thống Y tế MEDLATEC, đây là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Tại MEDLATEC, Quý khách có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ khám và điều trị bệnh với những ưu điểm như:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi.
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ)
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ như X-quang, nội soi, siêu âm, CT Scan, MRI,...
MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín được mọi khách hàng tin tưởng
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về lợi ích của việc tầm soát ung thư đại tràng định kỳ. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!