Tin tức
Cách đẩy sỏi mật ra ngoài qua can thiệp y tế và chế độ ăn uống
- 15/03/2021 | Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ - thông tin ít người biết
- 16/03/2021 | Đau bụng dữ dội có phải là triệu chứng chính của sỏi mật?
- 16/03/2022 | Nhận biết cơn đau sỏi mật qua các triệu chứng điển hình
- 29/03/2022 | Điều trị sỏi mật bằng thuốc - những vấn đề cần lưu ý
- 01/12/2023 | Các bài thuốc chữa sỏi mật theo y học cổ truyền
1. Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là một dạng bệnh lý về đường tiêu hóa. Thông thường, sỏi mật là tình trạng sỏi Cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp xuất hiện trong túi mật, ống mật chủ, gan hoặc ở cả 2 đến 3 vị trí trên.
Sỏi mật thường xuất hiện trong khu vực túi mật
Nếu không được loại bỏ kịp thời, sỏi mật sẽ là vật cản dễ gây ứ trệ hoặc tắc dịch mật. Sỏi di chuyển gây viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp tính,... tình trạng có thể dẫn tới biến chứng sốc nhiễm trùng, đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Một số phương pháp chẩn đoán sỏi mật
Khi cần chẩn đoán sỏi mật, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Cho phép phát hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm thông qua sự biến động của các chỉ số.
- Chụp X-quang: Xác định sự tồn tại của sỏi túi mật (nếu có).
- Siêu âm: Giúp cung cấp hình ảnh về cấu trúc túi mật, tìm kiếm sự tồn tại của sỏi mật.
- Chụp CT: Cung cấp hình ảnh chi tiết về tuyến tụy, túi mật và hệ thống ống dẫn mật. Nhờ vậy, bác sĩ có thể phát hiện hiệu quả sỏi mật cùng với đó là tình trạng nhiễm trùng, tắc nghẽn các cơ quan tại tuyến tụy.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật tạo hình ảnh chi tiết về nhiều hệ cơ quan, mô mềm, hỗ trợ phát hiện sỏi túi mật.
- Một số kỹ thuật khác: Chẳng hạn như quét HIDA, nội soi mật tụy ngược dòng ERCP hỗ trợ quá trình chẩn đoán sỏi túi mật.
Siêu âm giúp phát hiện nhanh sỏi mật
3. Cách đẩy sỏi mật ra ngoài
3.1. Điều trị nội khoa
Nếu sỏi mật còn nhỏ, chưa khiến cơ thể biểu hiện triệu chứng, chưa có khả năng gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giúp làm tan sỏi. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc thường khá dài. Trong một số trường hợp, sỏi mật có khả năng xuất hiện lại nếu người bệnh ngừng dùng thuốc. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bị sỏi mật nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt theo hướng lành mạnh hơn.
Nếu sỏi mật chưa phát triển lớn, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc
3.2. Phẫu thuật
3.2.1. Đối với sỏi túi mật
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ mở để loại bỏ sỏi mật. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp tán và lấy sỏi túi mật qua da. Ưu điểm của phương pháp này là vẫn bảo toàn được chức năng của túi mật, phù hợp trong điều trị dự phòng sỏi mật tái phát.
Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở cắt túi mật - một trong những cách đẩy sỏi mật ra ngoài
3.2.2. Đối với sỏi đường mật
Với sỏi đường mật (sỏi ống mật chủ, sỏi xuất hiện trong gan hoặc kết hợp cả hai dạng), các phương pháp phẫu thuật chủ yếu được chỉ định là:
- Tán sỏi qua da: Áp dụng với trường hợp đường mật bị giãn, xuất hiện sỏi đường mật ở cả trong và ngoài gan.
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi trong ống mật hoặc cắt túi mật: Chỉ định trong trường hợp sỏi ống mật chủ đã lớn khiến đường mật bị giãn.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Có thể ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thống ống dẫn mật, tuyến tụy.
Như vậy, tùy theo mức độ diễn biến của bệnh lý, bác sĩ cần chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp để loại bỏ sỏi mật, hạn chế tối đa nguy hiểm cho người bệnh.
4. Chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật
Như vậy, bạn đã nắm được các cách đẩy sỏi mật ra ngoài. Trong phần lớn các trường hợp, nếu kích thước sỏi mật chưa lớn, bác sĩ thường chỉ định để người bệnh dùng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt với mục tiêu kiểm soát lượng mỡ máu, đặc biệt đối với sỏi cholesterol, sỏi uric. Trong đó, chế độ ăn uống hàng ngày giữ vai trò khá quan trọng, giúp kìm hãm sự tăng kích thước của sỏi mật. Khi xây dựng thực đơn cho người bị sỏi mật, bạn nên áp dụng một vài nguyên tắc sau:
- Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây, rau xanh, phẩm họ đậu, ngũ cốc,... chứa lượng chất xơ lớn. Vai trò chính của chất xơ với người bị sỏi mật là liên kết dịch mật tại dạ dày, ruột, tạo chất nhầy bám dính Cholesterol giúp điều trị và phòng ngừa sỏi túi mật.
- Bổ sung chất béo không bão hòa: Cung cấp chất béo không hòa tan từ những nhóm thực phẩm như dầu ô liu, quả hạnh nhân, dầu chiết xuất từ hướng dương,... sẽ hỗ trợ sản xuất dịch mật, giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả các loại vitamin tan trong dầu.
- Kiểm soát lượng cholesterol hấp thụ: Lượng Cholesterol hấp thụ trong ngày không nên vượt quá 300mg. Thịt nạc lợn, thịt thân bò, thịt gia cầm và thủy cầm, các loại cá,... thường chứa lượng Cholesterol thấp hơn 100mg/100g, thích hợp sử dụng hàng ngày.
- Cân đối lượng chất béo: Người bị sỏi mật nên ưu tiên thịt nạc ít chất béo như thịt nạc thăn, kết hợp với những loại thực phẩm chứa chất béo lành tính như cá hồi, cá mòi, các loại đậu.
- Tích cực bổ sung vitamin thông qua trái cây, rau xanh: Hàng ngày, bạn nên ăn tối thiểu 5 phần trái cây cùng với rau xanh. Trong đó, cam, quýt, rau có màu xanh thẫm,... đều rất giàu vitamin, khoáng chất tốt cho người bị sỏi mật.
- Sử dụng thực phẩm giúp làm giảm lượng Cholesterol LDT: Ngũ cốc hạt nguyên, gạo lứt, bột yến mạch,... giàu chất xơ không hòa tan, có thể làm giảm Cholesterol LDT hỗ trợ quá trình đào thải sỏi mật.
- Ưu tiên sữa ít béo: Thay vì dùng sữa động vật nguyên chất, người bị sỏi mật nên thay thế bằng những loại sữa ít béo như sữa yến mạch, sữa đậu nành, sữa từ hạt hạnh nhân.
Người bị sỏi túi mật nên ưu tiên bổ sung phẩm giàu chất xơ như rau xanh
5. Cách phòng ngừa sỏi mật
Sỏi mật có thể phần nào được hạn chế nếu mọi người chú ý duy trì lối sống lành mạnh, áp dụng thói quen tốt như:
- Ăn uống điều độ: Luôn ưu tiên bổ sung chất xơ, chất béo không bão hòa. Đồng thời, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.
- Tập thể dục hàng ngày: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút/ngày, áp dụng tối thiểu 5 ngày/tuần.
- Không nhịn ăn để giảm cân: Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về chế độ luyện tập, ăn uống để giảm cân, không nên áp dụng phương pháp nhịn ăn.
- Tẩy giun định kỳ: Mỗi năm, bạn cần tẩy giun 1 đến 2 lần.
Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện sỏi mật, điều trị kịp thời
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ hằng năm ngay cả khi không biểu hiện bệnh. Bởi phần lớn người bị sỏi mật đều không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Bệnh lý này chủ yếu được phát hiện thông qua thăm khám, xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp mắc sỏi mật được phát hiện khi sỏi chưa lớn, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc hoặc kết hợp với việc điều chỉnh thực đơn ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, MEDLATEC vừa tổng hợp một số cách đẩy sỏi mật ra ngoài thông qua can thiệp y tế và qua điều chỉnh thói quen ăn uống. Để chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại những địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!