Tin tức
Cách trị gai cột sống tại nhà bằng phương pháp an toàn
- 23/11/2020 | Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- 09/12/2020 | Bệnh gai cột sống cần kiêng gì - lời khuyên của chuyên gia
- 15/02/2022 | Gai cột sống là gì? Bệnh gai cột sống có chữa được không?
- 22/06/2022 | Bệnh gai cột sống là gì, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
- 19/02/2025 | Gai cột sống: có nguy hiểm không và điều trị, chăm sóc ra sao?
1. Tổng quan về bệnh gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng xuất hiện các cấu trúc xương phát triển bất thường xung quanh khớp, rìa thân đốt sống. Dù các gai này không gây đau nhức trực tiếp nhưng chúng có thể khiến không gian trong cột sống bị giảm. Điều này sẽ khiến cho các mô và những dây thần kinh ở gần đó bị ảnh hưởng, làm xuất hiện các cơn đau. Vấn đề này sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh nằm hoặc khi cột sống bị cong.
Gai cột sống gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe
Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên cột sống (kéo dài từ cổ cho đến thắt lưng và vùng cùng cụt). Các gai này có xu hướng phát triển ở những nơi chịu nhiều áp lực hoặc bị mài mòn ở những điểm nối giữa các đốt sống.
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh gai cột sống có thể kể đến như:
- Cơn đau khởi phát từ cột sống rồi lan dần qua vai hoặc mông.
- Các cơn đau diễn ra âm ỉ, nhất là khi bệnh nhân đứng hoặc di chuyển trong một thời gian dài.
- Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát hoặc tê bì, cảm giác như kiến bò tại các khu vực như bàn tay hoặc bàn chân.
- Các cơ có dấu hiệu bị co cứng hoặc bị chuột rút,...
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây nên tình trạng gai cột sống có thể kể đến như:
- Thoái hóa cột sống.
- Do bị viêm khớp cột sống mạn tính.
- Do sự lắng đọng của canxi.
- Do các yếu tố di truyền.
- Do chấn thương.
3. Gợi ý gai cột sống tại nhà đơn giản, hiệu quả
Với những bệnh nhân bị gai cột sống mức độ nhẹ đến trung bình thì có thể không cần phẫu thuật mà điều trị thông qua việc quản lý triệu chứng. Bạn có thể áp dụng một vài gai cột sống tại nhà để cải thiện các triệu chứng đơn giản như sau:
Các cách điều trị gai cột sống tại nhà chỉ phù hợp với những ca bệnh nhẹ
3.1. Sử dụng thuốc
Nhóm thuống chống viêm không chứa Steroid (NSAID) và các loại thuốc có tác dụng giãn cơ có thể được bác sĩ kê đơn và sử dụng điều trị tại nhà. Những loại thuốc này có hiệu quả giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần phải đi khám, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
3.2. Nghỉ ngơi hợp lý
Hàng ngày, cột sống là bộ phận phải chịu khá nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày, không làm việc gắng sức. Bạn nên nằm ngửa để cột sống của mình được thư giãn một cách tốt nhất.
3.3. Sử dụng gối hỗ trợ khi đi ngủ
Bạn có thể sử dụng thêm gối ôm, kê vào giữa hai đầu gối khi ngủ nghiêng. Việc làm này sẽ giúp hông được cân bằng và giảm thiểu đáng kể áp lực lên phần cột sống. Để có một giấc ngủ thoải mái, bạn có thể thử ngủ nghiêng với nhiều loại gối khác nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp.
Nằm nghiêng kê gối giữa hai chân sẽ giúp làm giảm áp lực lên cột sống
3.4. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp
Một trong những cách trị gai cột sống tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng chính là xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Những dưỡng chất này sẽ giúp cấu trúc xương khỏe hơn, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi cũng như cải thiện các cơn đau.
3.5. Chườm nóng hoặc lạnh
Gai cột sống là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa có khả năng gây đau và cứng khớp. Về lâu dài, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau. Chườm lạnh sẽ giúp giảm viêm và làm giảm các cơn đau nhức khá hiệu quả. Trong khi đó, chườm nóng sẽ giúp quá trình lưu thông máu hoạt động tốt hơn, giúp cơ bắp được thư giãn.
Bạn có thể chườm lạnh khoảng 15 đến 20 phút/lần và thực hiện vài lần trong ngày. Trong khi đó, chườm nóng chỉ nên kéo dài từ 10 đến 15 phút/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 2 giờ.
3.6. Điều chỉnh lại tư thế làm việc
Một số triệu chứng của bệnh lý có thể bắt nguồn từ việc duy trì tư thế ngồi và làm việc sai trong một thời gian dài. Vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh lại các dụng cụ hỗ trợ làm việc như bàn và ghế, cũng như tư thế đi - đứng - ngồi để giữ cột sống luôn thẳng.
Bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngồi, tránh làm ảnh hưởng đến cột sống
3.7. Massage cột sống
Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giúp các cơ và mô liên kết được nới lỏng hơn. Nhờ đó, cột sống sẽ được thư giãn một cách đáng kể. Dù chỉ là những động tác khá nhẹ nhàng, thế nhưng phương pháp này lại mang đến nhiều lợi ích khá bất ngờ. Tuy nhiên, việc massage chỉ nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn.
3.8. Tập vật lý trị liệu
Những bài tập này sẽ giúp các cơn đau gai cột sống giảm đi đáng kể. Thông qua các bài tập vật lý trị liệu, tính linh hoạt cùng với sức mạnh cột sống sẽ được phục hồi nhanh chóng. Nhờ đó, tư thế ngồi sẽ được điều chỉnh phù hợp, rễ thần kinh cũng sẽ chịu áp lực ít hơn.
3.9. Chọn giày phù hợp
Một đôi giày không vừa vặn có khả năng gây kích ứng chân, làm tư thế đi bị sai và ảnh hưởng đến lưng. Vì vậy, khi chọn mua giày, bạn nên chọn những sản phẩm có phần đệm và vòm được thiết kế hỗ trợ cho dáng đi, từ đó giúp giảm cơn đau lưng trong quá trình di chuyển.
3.10. Duy trì cân nặng phù hợp
Để giảm áp lực lên cột sống, cách tốt nhất chính là giảm cân và duy trì cân nặng với một con số hợp lý. Ngoài ra, việc giảm cân đúng cách cũng sẽ giúp sức khỏe tổng thể được cải thiện rất tốt.
Duy trì cân nặng hợp lý giúp ích cho bệnh nhân gai cột sống
Gai cột sống là bệnh mạn tính, có nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên tập thói quen thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe, sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý (nếu cần thiết). Những ca bệnh nhẹ được bác sĩ chỉ định áp dụng các cách trị gai cột sống tại nhà, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị để nhanh chóng phục hồi.
Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn để khám bệnh là chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
