Tin tức
Đau thắt ngực khi nào cần đi cấp cứu?
Đau thắt ngực khi nào cần đi cấp cứu?
Đau thắt ngực không phải là bệnh mà là triệu chứng của bệnh, cụ thể là bệnh động mạch vành. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng đau thắt ngực, đặc biệt là các biện pháp giúp ngăn ngừa cơn đau hiệu quả.
1. Đau thắt ngực là gì?
Đau thắt ngực là cảm giác ngực bị đau, tức và trở nên nặng hơn như có bàn tay bóp chặt hoặc có vật gì đó đè nén, chèn ép. Nguyên nhân chính gây ra cảm giác này là lượng máu lưu thông đến tim giảm đột ngột do động mạch vành bị thu hẹp, tắc nghẽn và co thắt. Các triệu chứng của đau thắt ngực khá giống với các cơn đau ngực khác do trào ngược dạ dày, ăn không tiêu,… như:
● Khó thở, mệt mỏi, yếu người.
● Choáng váng, chóng mặt.
● Buồn nôn và nôn.
● Cơn đau từ ngực lan ra xương ức, bả vai, cổ, hàm hoặc ra sau lưng.
Đặc biệt, nếu đau thắt ngực do bệnh lý mạch động vành thì cảm giác đau sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn gắng sức làm việc gì đó hoặc xúc động mạnh. Nhưng nếu nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc hỗ trợ thì cảm giác đau sẽ thuyên giảm và biến mất.
Đau thắt ngực có thể kèm theo cảm giác mệt mỏi, khó thở, chóng mặt
2. Các dạng đau thắt ngực
Cơn đau thắt ngực có thể khác nhau ở mỗi người, được phân thành các dạng sau.
Đau thắt ngực ổn định
Hay còn gọi là hội chứng mạch vành mạn, một dạng đau thắt ngực phổ biến thường xảy ra khi bạn làm việc gắng sức hoặc vận động mạnh. Cơn đau thường ngắn, chỉ kéo dài 5 phút, đến khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
Đau thắt ngực không ổn định
Là một dạng đau thắt ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi, không vận động hay làm việc. Cơn đau thường kéo dài đến 30 phút, nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể gây biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Đau thắt ngực Prinzmetal
Xảy ra khi động mạch vành co thắt theo chu kỳ làm giảm lượng máu lưu thông đến tim. Thời điểm xuất hiện cơn đau thắt ngực Prinzmetal chủ yếu là khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ với mức độ đau nghiêm trọng kèm theo khó ngủ, thở gấp, mệt mỏi.
Đau thắt ngực Prinzmetal thường xảy ra lúc nghỉ ngơi hoặc ngủ
3. Yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau thắt ngực, khác nhau ở mức độ như thế nào và tần suất bị ra sao. Đặc biệt, nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây thì nguy cơ sẽ cao hơn và mức độ cũng năng hơn.
● Có tiền sử tăng huyết áp.
● Lượng cholesterol trong máu cao.
● Mắc bệnh tiểu đường.
● Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim.
● Nam giới từ 45 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi.
● Hút thuốc lá.
● Lười vận động.
● Thừa cân, béo phì.
● Rối loạn lo âu, hay bị căng thẳng.
4. Chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Để chẩn đoán đau thắt ngực, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, sau đó thực hiện một số xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp động mạch vành, chụp MRI tim, chụp CT tim, điện tâm đồ ECG,… Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dấu hiệu của tim thì sẽ tiến hành các phương pháp điều trị sau.
● Dùng thuốc: Thuốc được sử dụng thường là thuốc aspirin có tác dụng làm giảm máu đông hoặc thuốc ức chế beta để làm giảm nhịp tim và thư giãn cơ tim.
● Phẫu thuật: Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bằng cách đặt stent mạch vành để nong rộng chỗ bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Điều trị đau thắt ngực bằng cách sử dụng thuốc
5. Biện pháp phòng ngừa đau thắt ngực
Có rất nhiều biện pháp giúp phòng ngừa đau thắt ngực, bao gồm:
● Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Đồng thời, tăng cường vận động thể chất cũng như loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi,…
● Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với thực đơn giàu ngũ cốc, rau xanh và trái cây. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, gia vị,…
● Thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là những việc nặng như khuân vác.
● Nếu thừa cân, béo phì, hãy cố gắng giảm cân, đảm bảo chỉ số BMI cơ thể ở mức lý tưởng.
● Sử dụng thuốc trị đau thắt ngực được bác sĩ kê đơn, lưu ý không lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.
● Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe nói chung.
6. Đau thắt ngực khi nào cần nhập viện cấp cứu?
Nếu cơn đau thắt ngực không thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện. Ngoài ra, bạn cũng cần nhập viện cấp cứu trong các trường hợp sau.
● Cơn đau mới khởi phát nhưng lại nghiêm trọng, khiến bạn choáng váng và kiệt sức nhanh chóng.
● Đau thắt ngực kèm khó thở, thở gấp, thở hổn hển.
● Cơn đau kéo dài khiến bạn mất sức, đồng thời, làm bạn lo lắng, bồn chồn, sợ hãi.
● Cảm giác đau nhiều và đau nặng hơn cố gắng làm việc gì đó hoặc khi vận động mạnh, leo cầu thang.
● Đau thắt ngực tái phát với tần suất cao khiến cuộc sống hàng ngày gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng an tâm lựa chọn khám tại Chuyên khoa Tim mạch của MEDLATEC
Lúc này, bạn cần thông báo cho người thân hoặc gọi cấp cứu để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để bạn khám và điều trị các cơn đau thắt ngực nói riêng và bệnh về tim mạch nói chung.
Bạn sẽ được thăm khám bởi chuyên gia và bác sĩ Tim mạch đầu ngành. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại với các kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến, chính xác, giúp bạn an tâm về kết quả chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, MEDLATEC có khám bảo hiểm y tế, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. Đặc biệt, bạn có thể đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56. Chỉ cần gọi điện, Tổng đài viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ cũng như giúp bạn chọn được lịch khám phù hợp, tiện lợi nhất.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!