Tin tức
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 08/08/2024 | Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
- 15/08/2020 | Viêm kết mạc mắt ở trẻ em: dấu hiệu và phương pháp điều trị
- 15/08/2020 | Máu nhiễm mỡ ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- 23/06/2024 | Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Cách chữa an toàn và phòng ngừa lây nhiễm
- 17/07/2024 | Viêm thanh quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
- 31/07/2023 | Viêm họng ở trẻ em: triệu chứng và hướng xử trí
1. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em
là
gì?
Được gọi với tên khoa học là Plagiocephaly, hội chứng này chỉ hiện tượng đầu của trẻ bị biến dạng hoặc méo mó, không đối xứng, phổ biến là:
● Đầu méo: là dạng thường gặp hơn với vùng chẩm dẹp, tai lệch về phía trước.
● Đầu phẳng: vùng sau bị dẹt tương đối đối xứng.
Đầu phẳng khá thường gặp với trẻ dưới 5 tháng
Hiện tượng này thường gặp trong giai đoạn trẻ dưới 5 tháng tuổi và thường cũng được khắc phục trong thời gian này. Vốn dĩ hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm, dễ chịu tác động của lực khiến trở nên méo hoặc bất đối xứng.
Những triệu chứng gây ra có thể được nhận biết tùy theo từng mức độ bệnh, chẳng hạn:
● Ở mặt trước, mặt sau hoặc mặt bên của đầu xuất hiện các bề mặt phẳng. Có thể có điểm hói tại các khu vực này.
● Đầu có hình dạng không cân xứng, bị nghiêng về một bên.
● Vị trí, hình dạng của hai tai có thể không đồng đều: một bên cao hơn hoặc nhô về trước nhiều hơn.
Khi không được điều chỉnh, khắc phục sớm, có thể khiến cho đầu không phát triển bình thường, xuất hiện vân dọc hộp sọ hoặc nếp cứng, cũng có thể gây ra khuyết điểm ở khuôn mặt trẻ.
2. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có thể do nguyên nhân nào gây ra?
Như đã nói, hộp sọ trẻ sơ sinh mềm nên dễ trở nên méo mó, mất cân xứng khi chịu lực tác động. Bởi vậy, một số trường hợp sau sẽ tăng nguy cơ của bệnh:
● Trẻ sinh thiếu tháng: hộp sọ chưa phát triển hoàn toàn, lại thường phải nằm trong thời gian dài để chăm sóc tích cực mà không được bế ẵm, di chuyển khiến cho đầu bị biến dạng.
● Trẻ thuộc trường hợp mẹ sinh nhiều con một lần: Mang đa thai khiến cho không gian sinh trưởng trong bụng mẹ của trẻ bị hạn chế, có thể dẫn tới hiện tượng này.
● Do tử cung người mẹ nhỏ: không đủ không gian cho thai nhi di chuyển, phát triển. Ngoài ra, trong quá trình sinh con, tác động của vùng xương chậu người mẹ lên hộp sọ trẻ cũng có thể là nguyên nhân.
● Tư thế ngủ của trẻ: theo thống kê, có tới khoảng 80% trẻ mắc hội chứng này là do thường xuyên ngủ ở tư thế nằm ngửa. Đối với trẻ sơ sinh, hoạt động ngủ chiếm phần lớn thời gian trong một ngày nên nếu không được điều chỉnh luân phiên các tư thế, dễ dẫn tới bẹp đầu.
● Trẻ mắc chứng vẹo cổ: khi một trong các cơ cổ ngắn sẽ khiến vùng này co chặt dẫn tới đầu thường gục xuống hoặc nghiêng về một bên.
● Từ các hoạt động thường ngày: Khi cha mẹ, người chăm sóc trẻ sử dụng một số đồ dùng như: ghế ngồi xe hơi, đai địu, ghế an toàn,... có thể khiến đầu trẻ thường xuyên bị ép về một phía cũng gây nên nguy cơ.
Thời gian ngủ nhiều, lại không được đổi tư thế có thể gây áp lực lên đầu trẻ
3. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Có thể nói, đây không phải là hội chứng quá nguy hiểm và có thể gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh nào trong một giai đoạn ngắn. Thường thì chúng không ảnh hưởng tới sự phát triển của não, thần kinh.
Với những trẻ sinh thường, khi đi qua âm đạo mẹ, do chịu tác động lực, có thể bị méo đầu, song thường tự khỏi trong thời gian 6 tuần sau đó. Với những trường hợp khác, cho tới khi trẻ được 6 tháng trở lên, bắt đầu tập lật, bò thì hội chứng này sẽ được cải thiện.
Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan bởi vẫn có những trường hợp nặng, gây ra nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ, chẳng hạn: nghe kém, mất tầm nhìn, loạn thị, khó nói, chậm phát triển, vẹo cột sống, động kinh,...
Chính vì vậy, nếu thấy con xuất hiện dấu hiệu bị hội chứng này, nên đưa đi khám để bác sĩ chẩn đoán, khắc phục bởi trong giai đoạn sớm, hộp sọ còn mềm, việc điều chỉnh sẽ đạt được kết quả cao hơn, dễ dàng hơn.
Nếu chữa trị không dứt điểm, hội chứng này có thể khiến trẻ mất tầm nhìn, nghe kém,...
4. Hội chứng đầu phẳng ở trẻ em có thể được điều trị theo cách nào?
Khi điều trị, khắc phục hội chứng này, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc thay đổi tư thế nằm của trẻ một cách thường xuyên để đầu không bị chịu áp lực lớn. Theo đó:
● Khi trẻ ngủ, nên được luân phiên trở đầu về cả hai bên.
● Khi cho con bú, mẹ cũng nên luân phiên thay đổi tư thế, đổi bên để không gây áp lực lên đầu, đồng thời cũng tốt cho việc tiết sữa ở cả hai bên ngực.
● Để giường ngủ của bé dựa vào tường và trong các ngày xen kẽ, cha mẹ nên đặt đầu con luân phiên theo hướng về đầu và chân giường. Việc dùng khăn hoặc dụng cụ để cố định đầu trẻ là điều tuyệt đối tránh bởi có thể dẫn tới ngạt thở, đột tử trong lúc ngủ.
● Không để trẻ nằm với tư thế ngửa hoặc đầu tựa vào các bề mặt phẳng trong một thời gian dài. Thay vào đó, nên ôm, bế trẻ nhiều hơn để đầu không chịu áp lực.
● Hướng dẫn, khuyến khích trẻ nằm sấp khi bé thức. Điều này không chỉ giúp cơ cổ trở nên khỏe hơn, cải thiện, khắc phục bệnh mà còn giúp các kỹ năng vận động được phát triển.
● Tập các động tác vật lý trị liệu: Phương pháp này cần được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo động tác chính xác, đều đặn và an toàn.
Một số trường hợp bệnh nặng, áp dụng các phương pháp trên nhưng không khắc phục được, bác sĩ có thể xét tới khả năng chỉnh hình hộp sọ kết hợp vật lý trị liệu. Việc chỉnh hình hộp sọ thường được bắt đầu thực hiện lúc trẻ từ 6 tới dưới 12 tháng tuổi bằng việc đội mũ bảo hiểm chuyên dụng.
Mũ này có tác dụng điều chỉnh hình dạng của đầu và trẻ có thể phải đeo tới 23 giờ/ngày, liên tục trong 2 - 6 tháng tùy trường hợp.
Mũ đội chuyên dụng có thể chỉnh hình hộp sọ trẻ
Nếu hội chứng này ở trẻ có liên quan tới dị tật vẹo cổ, dính khớp sọ sớm hoặc cột sống cổ có sự bất thường thì sẽ được chỉ định biện pháp thích hợp. Chính vì thế, khi phát hiện con có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên đưa tới gặp bác sĩ sớm để có thể nhanh chóng điều trị, khắc phục.
Hiện nay, Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy mà cha mẹ có thể lựa chọn để đưa trẻ đến thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bé. Để được giải đáp thêm thông tin hoặc đặt lịch khám nhanh chóng, quý khách hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!