Tin tức

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cha mẹ nên nhớ

Ngày 13/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Trẻ dưới 1 tuổi hệ thống miễn dịch còn yếu ớt nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Tiêm chủng là việc làm cần thiết để giúp trẻ được bảo vệ trước những tác nhân này. Nếu cha mẹ đang băn khoăn về lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO thì chớ nên bỏ qua nội dung được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

1. Tại sao trẻ dưới một tuổi cần tiêm chủng đầy đủ

WHO khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng một cách đầy đủ vì:

- Đây là độ tuổi có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ có khả năng miễn dịch tốt để phòng các bệnh nguy hiểm mà trẻ đã được chích ngừa. Bằng việc tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra kháng thể nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Tiêm chủng dưới 1 tuổi là giải pháp tốt nhất để giúp trẻ phòng ngừa rủi ro đối với một số bệnh nguy hiểm

- Nếu trẻ tiêm chủng không đầy đủ hoặc tiêm muộn sẽ có nguy cơ cao với nhiều bệnh nguy hiểm vì cơ thể không có miễn dịch để bảo vệ.

- Tuy tiêm chủng không giúp trẻ được bảo vệ hoàn toàn trước các loại bệnh tật đã được chích ngừa nhưng nó giảm thiểu rủi ro do bệnh gây ra, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong do bệnh ở trẻ. Thậm chí nếu trẻ có bị bệnh nhưng do đã được tiêm chủng từ trước thì bệnh vẫn sẽ nhẹ hơn và tránh được những nguy hiểm cho trẻ.

- Hiện nay mặc dù y học đã rất phát triển nhưng một số bệnh vẫn còn hạn chế về khả năng điều trị, thậm chí có bệnh dù đã được điều trị vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc gây ra tử vong. Tiêm phòng là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa những điều này.

2. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO 

2.1. Lịch tiêm chủng dành cho trẻ ở độ tuổi dưới 1

Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO là:

- Giai đoạn trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn này trẻ cần được tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) trong vòng 24h sau sinh và tiêm vắc xin phòng lao (BCG).

- Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ cần tiêm 3 mũi vắc xin sau:

+ Vắc xin 5in1 hoặc 6in1 mũi thứ nhất để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do Hib.

+ Vắc xin Rotavirus mũi thứ nhất.

+ Vắc xin Phế cầu khuẩn (PCV) mũi thứ nhất.

- Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi 

+ Vacxin 5in1 hoặc 6in1 mũi thứ hai để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do Hib.

+ Vắc xin Rotavirus mũi thứ hai.

+ Vắc xin Phế cầu khuẩn (PCV) mũi thứ hai.

Bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

Bảng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

- Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi

+ Vắc xin 5in1 hoặc 6in1 mũi thứ ba để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do Hib.

+ Vắc xin Rotavirus mũi thứ ba.

+ Vắc xin Phế cầu khuẩn (PCV) mũi thứ ba.

- Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi

+ Vắc xin cúm.

+ Vắc xin não mô cầu BC.

- Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi

+ Vắc xin sởi đơn.

+ Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi thứ nhất.

- Giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi

+ Vắc xin 3in1 mũi thứ nhất phòng ngừa các bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella.

+ Vắc xin Thủy đậu mũi thứ nhất.

+ Vắc xin Viêm gan siêu vi A mũi thứ nhất.

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi thứ hai.

+ Vắc xin Phế cầu khuẩn (PCV) mũi thứ tư: cách mũi thứ ba tối thiểu 6 tháng.

+ Vắc xin 5in1 hoặc 6in1 mũi thứ tư để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do Hib.

2.2. Những trường hợp không nên tiêm chủng

Mặc dù lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO là như vậy nhưng các trường hợp sau đây nên cân nhắc hoặc tham khảo bác sĩ về việc tiêm vắc xin:

Trẻ có tiền sử dị ứng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc xin

Trẻ có tiền sử dị ứng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc xin

- Có tiền sử sốc phản vệ, dị ứng, co giật, sốt cao,... trong các lần tiêm trước đó.

- Mắc một số bệnh lý như: suy hô hấp, suy tim, suy gan,...

- Suy giảm hệ miễn dịch.

2.3. Những điều cần lưu ý sau tiêm chủng

2.3.1. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ không đáng lo như:

- Sưng đỏ, phồng rộp, nổi cục cứng đau ở vị trí tiêm.

- Sốt nhẹ.

Một số tác dụng phụ cần được chú ý đặc biệt để nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra:

- Vết tiêm sưng đau kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Nếu trẻ bị sốt mà uống thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo không có dấu hiệu hạ sốt hoặc sốt cao từ 39 độ C trở lên kéo dài kèm theo co giật.

- Trẻ có các dấu hiệu đặc biệt như: bú kém, bỏ bú, da tím tái, quấy khóc nhiều,...

2.3.2. Những điều cần lưu ý sau khi cho trẻ tiêm chủng

Bên cạnh việc ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO thì sau khi cho trẻ tiêm xong, cha mẹ cũng cần nhớ:

- Sau khi tiêm vắc xin xong cha mẹ cần cho trẻ lưu lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng với vắc xin.

- Không dùng chanh hay khoai tây đắp vào vết tiêm vì rất dễ gây ra nhiễm trùng. Nếu trẻ bị sưng đau, mẹ có thể chườm đá lạnh cho trẻ.

- Theo dõi thân nhiệt và chế độ ăn nghỉ của trẻ trong 24 giờ sau tiêm. Trường hợp trẻ bị sốt dưới 39 độ C mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc có chứa thành phần axit salicylic hoặc aspirin vì chúng có thể kết hợp với thành phần có trong vắc xin để gây ra những hiện tượng nguy hiểm cho trẻ.

- Trong khi trẻ bị sốt cha mẹ nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát và chườm ấm cho trẻ đồng thời cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ trở thành cẩm nang bỏ túi về lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO để các bậc cha mẹ tiện theo dõi, chủ động chích ngừa cho con mình. Nếu cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào có liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần liên hệ với hotline 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết để cha mẹ được rõ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.