Tin tức
Nám đốm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nám đốm
- 20/12/2022 | Nám da là gì? Gợi ý 6 cách trị nám da tại nhà nên thử!
- 16/05/2023 | Nám mảng là gì? Những dấu hiệu nám da dễ nhận biết
- 09/06/2023 | Cách trị nám bằng lá tía tô đơn giản và hiệu quả cao
- 01/04/2024 | Cơ chế hình thành nám da và biện pháp khắc phục
- 01/07/2023 | Phân biệt nám và tàn nhang - Cách nhận dạng và điều trị hiệu quả
1. Nám đốm là
gì?
Nám đốm hay còn có tên gọi khác là nám chân sâu, nám Hori. Đây là dạng nám tròn nhỏ có màu sắc đặc trưng là màu nâu hoặc màu xám. Giữa từng vùng nám luôn có đường ranh giới phân chia với khu vực ra không bị nám tương đối rõ ràng.
Nám đốm - một trong những dạng nám khó điều trị nhất
Những đốm nám hình thành là kết quả của quá trình tăng cường lượng hắc tố melanin dưới da do sự sản sinh của melanocyte. Loại nám này có xu hướng xuất hiện đối xứng. Chẳng hạn như khu vực 2 bên gò má, cánh mũi, trán, mí mắt.
Trong số các loại nám thì nám đốm là khó điều trị nhất. Sau điều trị, làn da có thể phục hồi 70% đến 80%.
2. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nám
2.1. Nguyên nhân từ bên trong
Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ bên trong gây nám đốm. Trong đó, rối loạn nội tiết tố Estrogen được xem như tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nám chân sâu ở nữ giới. Theo đó, hormone Estrogen có thể thúc đẩy hoạt động sản sinh MSH (một loại hormone kích thích sản sinh melanin).
Rối loạn nội tiết tố Estrogen - một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề về da, bao gồm nám ở nữ giới
Theo Tạp chí Penn Medicine, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác tại sao Estrogen và Progesterone lại có khả năng hỗ trợ sản xuất MSH, vô tình khiến melanin sản sinh dưới da, gây nám.
Mặt khác, tình trạng lão hóa da, gen di truyền, ảnh hưởng của các loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu,...) cũng là những tác nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện nám.
Thực tế, phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai, sau sinh) có khả năng bị nám cao hơn nam giới. Người đang trong thời kỳ điều trị bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết, bệnh lý suy giáp được cho là dễ bị nám hơn các đối tượng khác.
2.2. Nguyên nhân từ bên ngoài
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ bên trong, số yếu tố tác động từ bên ngoài cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện nám. Cụ thể như:
- Sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với da (khiến da mỏng đi và trở nên nhạy cảm).
- Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát sắc tố, tạo điều kiện cho nám hình thành.
- Da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng từ các loại thiết bị như điện tử như smartphone, TV, máy tính.
- Áp dụng chăm sóc da không phù hợp khiến làn da bị tổn thương, suy yếu.
3. Dấu hiệu cho thấy bạn bị nám
Phụ nữ sau sinh, người bước qua tuổi 30 là đối tượng dễ bị nám nhất. Thậm chí, một số trường hợp nám chân sâu xuất hiện ở cả người chưa trưởng thành do yếu tố di truyền.
Nám đốm thường có màu nâu
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nhầm lẫn nám đốm là tàn nhang. Tuy vậy chỉ cần quan sát kỹ một chút, bạn vẫn có thể phân biệt loại nám này với tàn nhang và các loại nám khác. Cụ thể là về mặt màu sắc, hình dạng và vị trí.
- Màu sắc: Nám chân sâu thường có màu nâu, nâu sữa hoặc màu xám. Màu sắc của vùng nám thay đổi tùy theo cơ địa của từng người.
- Hình dạng: Hình chấm tròn, mọc thành từng đốm riêng với đường ranh giới phân chia rõ nét.
- Vị trí xuất hiện: Đối xứng 2 bên gò má, mí mắt, vùng cánh mũi, trán, 2 bên thái dương.
Nám đốm thường xuất hiện tại 2 bên gò má
4. Cách chẩn đoán nám da chuyên sâu
Bên cạnh quan sát bằng mắt thường, bác sĩ da liễu đôi khi còn tiến hành chẩn đoán nám da thông qua một số kỹ thuật chuyên sâu hơn. Chẳng hạn như:
- Soi da bằng đèn Wood: Kiểm tra tình trạng nám, xác định loại nám cụ thể (nám đốm, nám nông hay nám hỗn hợp).
- Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu da của bệnh nhân đem đi phân tích. Kỹ thuật phân tích này cho phép xác định chính xác mức độ nám dựa trên thang đánh giá MASI.
5. Các phương pháp điều trị nám phổ biến
Đặc điểm của nám đốm là nằm sâu dưới lớp trung bì. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da, peel da đơn thuần gần như không mang lại hiệu quả. Hiện nay, cách xử lý tối ưu nhất với loại nám này là điều trị bằng công nghệ laser và công nghệ mài da vi điểm.
- Điều trị bằng công nghệ laser: Dưới tác động của bước sóng cộng với nhiệt, các liên kết hắc tố sẽ bị phá vỡ. Sau khi bắn laser, bạn cần duy trì sử dụng sản phẩm chăm sóc da chất lượng nhằm giúp da phục hồi, ngăn chặn nám quay trở lại. Ưu điểm của phương pháp này là không để lại sẹo, không gây xâm lấn.
- Điều trị bằng công nghệ mài da vi điểm: Đây là kỹ thuật tác động sâu đến lớp biểu bì, hạ bì nhú, kích thích tái tạo protein tham gia vào quá trình tái cấu trúc da. Sau điều trị, bạn vẫn phải duy trì sử dụng kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, vệ sinh da mặt đúng cách. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không tẩy tế bào chết sau khi đã điều trị da bằng công nghệ mài da vi điểm.
Điều trị nám đốm bằng công nghệ tiên tiến
Ngay khi nhận thấy da xuất hiện nám, bạn hãy đi khám da liễu để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu chưa thăm khám cụ thể, bạn không nên tự ý sử dụng sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
6. Cách phòng tránh nám đốm
Nám đốm hay bất kỳ loại nám nào khác đều có thể quay trở lại nếu sau điều trị bạn không chú ý chăm sóc da đúng cách. Để phòng tránh nám đốm xuất hiện hay tái phát, bạn nên phối hợp một vài phương pháp sau:
- Bảo vệ da: Luôn thoa kem chống nắng, mặc áo chống nắng nhằm hạn chế tối đa tình trạng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh da mặt đúng cách, đắp mặt nạ dưỡng thường xuyên, sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
- Bổ sung vitamin: Vitamin A, C, E, B12 đều rất cần thiết cho cơ thể cũng như làn da. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin từ rau củ quả kết hợp uống nhiều nước, hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu: Bạn hãy cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi điều độ.
- Không thức khuya: Thói quen ngủ muộn có thể tạo điều kiện cho nám hình thành hoặc quay trở lại sau điều trị. Vậy nên hàng này, bạn cần duy trì thói quen đi ngủ sớm để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Không nên quá lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm mặc dù giúp che đi khuyết điểm trên da nhưng lạm dụng quá cũng không phải là tốt. Thậm chí, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng còn khiến da bị tổn thương. Nếu đang trong thời gian điều trị nám, bạn tốt nhất không nên dùng mỹ phẩm che khuyết điểm.
Nám đốm có khả năng ăn sâu vào tận lớp trung bì, hạ bì. Nếu điều trị đúng cách, làn da có thể phục hồi 70% đến 80%. Khi thấy da xuất hiện đốm nám bất thường, bạn nên đi khám da liễu và một địa chỉ bạn có thể lựa chọn là Chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cũng như nhận tư vấn cụ thể, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!