Tin tức
Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách xử trí an toàn
- 27/12/2022 | Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp giảm nhanh các triệu chứng
- 25/04/2023 | Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân do đâu?
- 16/05/2023 | Nhận diện biểu hiện ngộ độc thực phẩm và cách xử trí
1.
Nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tương đối đa dạng. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất chính là tiêu thụ thực phẩm không được chế biến hay bảo quản đúng cách. Thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ an toàn có thể gây ra độc tố và bị mầm bệnh xâm nhập nên khi đi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Mặt khác, thực phẩm bị nhiễm khuẩn trước khi chế biến hay khâu chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ, khi thực phẩm được chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ nấu nướng bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng ngộ độc khi tiêu thụ thực phẩm.
Không những thế, việc sử dụng thực phẩm hết hạn cũng gây ra ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm đã quá hạn sử dụng tức là chất bảo quản có thể không còn tác dụng, vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện phát triển và sinh ra độc tố.
Dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể thường phản ứng bằng cách sinh ra một loạt triệu chứng khác nhau. Tùy thuộc vào loại độc tố và mức độ nghiêm trọng của ngộ độc mà triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở mỗi người sẽ có sự chênh lệch:
- Đau bụng, khó chịu
Người bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện triệu chứng này đầu tiên. Khi ăn phải thực phẩm chứa độc tố hay mầm bệnh, một thời gian ngắn sau đó, bạn sẽ có cảm giác đau nhói hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ bụng.
- Buồn nôn, nôn
Số đông người bị ngộ độc thực phẩm có triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều sau khi tiêu thụ thực phẩm gây ngộ độc hoặc sau một khoảng thời gian ngắn.
Khi phải cố gắng loại bỏ độc tố do thực phẩm vừa được dung nạp vào hệ tiêu hóa thì cơ thể sẽ sản sinh triệu chứng tiêu chảy. Bằng cách này, chất lỏng từ đường ruột sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài và sinh ra tình trạng tiêu chảy.
- Sốt
Không phải mọi trường hợp ngộ độc thực phẩm đều có sốt, chỉ một số người xuất hiện triệu chứng này. Sự tăng lên về thân nhiệt cũng là cách cơ thể phản ứng để chống lại các vi khuẩn hoặc độc tố gây hại.
- Mệt mỏi, uể oải
Người bị ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và khó chịu. Đây thường là kết quả của sự mất nước do nôn và tiêu chảy.
Người bị ngộ độc thực phẩm thường đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày
3. Xử trí an toàn khi bị ngộ độc thực phẩm
3.1. Sơ cứu tại nhà
Ngộ độc thực phẩm có thể gặp phải với bất kỳ ai, ngay sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Vì thế, mỗi cá nhân nên trang bị cho mình cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để chủ động bảo vệ cho sức khỏe của mình và người thân:
3.1.1. Gây nôn
Mục đích của việc làm này nhằm loại bỏ nhanh chóng thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Để gây nôn, bạn hãy uống 1 cốc nước muối 0.9% sau đó dùng ngón đưa vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng để kích thích cảm giác nôn. Nôn được càng nhanh và càng nhiều thì càng hạn chế được chất độc ngấm vào cơ thể.
Gây nôn khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể
Tuy nhiên, khi gây nôn bạn cần lưu ý:
- Nếu nằm nôn cần nằm trong tư thế nghiêng người, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, tránh nguy cơ ngạt thở hoặc sặc dẫn đến tử vong.
- Nếu gây nôn cho trẻ em, cần thực hiện động tác một cách khéo léo và cẩn thận để không làm trầy xước họng của trẻ.
- Nếu người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì tuyệt đối không được gây nôn vì có thể bị tử vong do ngạt thở hoặc sặc.
3.1.2. Bù nước
Ngộ độc thực phẩm thường gây nôn và tiêu chảy nên rất dễ bị mất nước. Vì thế, cần bù nước cho người bệnh để tránh nguy cơ này. Khi bù nước, hãy lưu ý uống từng ngụm nhỏ. Nếu bị tiêu chảy nhiều lần thì nên dùng dung dịch Oresol bù nước và điện giải, pha theo đúng hàm lượng do nhà sản xuất khuyến cáo để uống giúp bù lại lượng muối và chất lỏng đã mất.
Nếu bù nước bằng dung dịch Oresol cần lưu ý không đun sôi dung dịch, không dùng dạng pha sẵn đóng chai, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng. Nếu ngộ độc thực phẩm tập thể thì hãy chia dung dịch Oresol riêng cho từng người, tuyệt đối không uống chung để tránh lây nhiễm làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3.1.4. Nằm đúng tư thế và theo dõi nhịp tim
Trong quá trình xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà cần chú ý quan sát người bệnh. Nếu phát hiện tình trạng khó thở thì hãy dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để họ dễ thở hơn. Nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, loạn nhịp tim,... thì cần đưa đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
3.2. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều có thể tự tự khỏi sau 48 giờ. Nếu sau khoảng thời gian này người bệnh không cải thiện triệu chứng hoặc gặp các hiện tượng: co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp, không thể gây nôn, đi ngoài ra máu,… thì nên đưa đến cơ sở y tế để được xử trí ngộ độc thực phẩm nhanh chóng.
Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được thăm khám, thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng can thiệp phù hợp.
Ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ - cấp cứu đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, biết cách nhận diện và sơ cứu kịp thời, bạn có thể chủ động bảo vệ mình và người thân trước các nguy cơ do ngộ độc thực phẩm gây ra.
Trong trường hợp cần đến sự trợ giúp y tế, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC thăm khám hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức xử trí an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!