Tin tức

Nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu 2 bên thái dương và cách khắc phục

Ngày 14/11/2024
Đau đầu 2 bên thái dương là triệu chứng thường gặp, đó có thể là biểu hiện của tình trạng căng thẳng kéo dài, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu cảnh báo một loại bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu 2 bên thái dương, MEDLATEC xin chia sẻ thêm các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu 2 bên thái dương

Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng bệnh nhân bị đau nhức ở hai vị trí thái dương, cường độ cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân gây đau đầu 2 bên thái dương rất đa dạng, cụ thể là do những yếu tố sau:

1.1. Đau đầu do căng thẳng

Những trường hợp bị đau đầu do stress thường có cảm giác đầu bị bó chặt, cơn đau có thể lan sang vùng cổ, gáy, vùng chẩm và sẽ đau nặng hơn nếu nghe thấy tiếng ồn lớn hoặc bị ánh sáng mạnh chiếu vào mắt.

Đau đầu 2 bên thái dương có thể là do căng thẳng

Đau đầu 2 bên thái dương có thể là do căng thẳng

1.2. Đau nửa đầu Migraine

Vị trí đau thường ở một bên đầu nhưng cơn đau hoàn toàn có thể lan sang nửa đầu bên kia, bao gồm cả vùng thái dương. Tính chất cơn đau thường là đau nhói dữ dội, khởi phát đột ngột, cảm giác đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu khác như nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, buồn nôn, nôn mửa khiến người bệnh rất khó chịu.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu Migraine đó là:

  • Căng thẳng quá độ, thiếu ngủ;
  • Tác động ngoại cảnh: thời tiết thay đổi, tiếng ồn lớn, phòng ngột ngạt, màn hình thiết bị điện tử nhấp nháy,...;
  • Do cảm xúc bị kích thích: lo lắng, trầm cảm;
  • Do đồ uống và thực phẩm: phomai, socola, cà phê, rượu,...;
  • Tác dụng của các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ngủ, liệu pháp thay thế hormone.

1.3. Đau đầu Cervicogenic

Các cơn đau đầu sẽ bắt nguồn từ cột sống cổ do viêm cột sống cổ hoặc chấn thương tại khu vực này. Một số triệu chứng điển hình của đau đầu Cervicogenic bao gồm: đau đầu 2 bên thái dương, hạn chế cử động cổ, buồn nôn, cứng cổ, thị lực suy giảm,...

1.4. Hệ quả của sang chấn 

Đau đầu 2 bên thái dương rất có thể là di chứng sau khi bệnh nhân bị té đập đầu hoặc sang chấn vị trí thái dương. Tuy không làm tổn thương đến não và bệnh nhân không có biểu hiện rối loạn ý thức nhưng vẫn có khả năng phải chịu tổn thương thần kinh, mô mềm, tổn thương mạch máu dẫn tới triệu chứng đau đầu kéo dài, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trí nhớ, hoa mắt,...

1.5. Viêm động mạch thái dương

Tên gọi khác là viêm động mạch sọ, xảy ra do các động mạch 2 bên thái dương bị viêm gây ra những phản ứng như bỏng rát và đau nhói, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, sốt nhẹ, them ăn hoặc sụt cân, cơ hàm đau nhức khi nhai,...

1.6. Rối loạn khớp thái dương hàm

Xương hàm bị đau có thể lây lan cảm giác này đến 2 bên thái dương, gia tăng áp lực lên mặt và cổ. Triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm đó là: 

  • Cứng hàm, cử động hàm gặp hạn chế;
  • Đau hàm, cổ và mặt khi nhai;
  • Cơn đau cũng xảy ra ở thái dương và gia tăng áp lực ở 2 vị trí này;
  • Đau mỗi khi đóng mở miệng;
  • Nghiến răng cả khi ngủ lẫn khi thức;
  • Lệch khớp cắn.

Viêm hay rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây  đau đầu 2 bên thái dương

Viêm hay rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây đau đầu 2 bên thái dương

1.7. Các vấn đề liên quan đến xoang

Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang có thể tạo áp lực gây đau đầu 2 bên thái dương. Đôi khi cơn đau còn xuất hiện tại các vị trí khác như mắt, trán, 2 gò má, răng hàm trên cùng với các biểu hiện khác như mệt mỏi, sốt, nghẹt mũi và chảy nhiều nước mũi.

Ngoài các vấn đề nêu trên, đau đầu 2 bên thái dương còn có thể là do:

  • Tăng nhãn áp 2 bên mắt;
  • Tăng áp lực nội sọ;
  • Xuất huyết não;
  • Các vấn đề về răng miệng;
  • Thiểu năng tuần hoàn não;
  • Viêm màng não.

2. Các phương pháp cải thiện tình trạng đau đầu 2 bên thái dương 

2.1. Điều trị bằng thuốc 

Đa phần các thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp này là thuốc giảm đau không kê đơn. Nhưng trước khi dùng tốt nhất người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh dùng sai liều, sai thuốc gây ra tác dụng phụ không đáng có. 

Các loại thuốc có thể được chỉ định đối với những trường hợp đau đầu 2 bên thái dương đó là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen hay Alaxan,…;
  • Thuốc chống co giật: Valium Diazepam, Topiramate, Phenytoin,...;
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Citalopram, Fluvoxamine,...;
  • Thuốc ức chế beta: Bisoprolol, Atenolol, Acebutolol, Propranolol, Metoprolol,...

Trước khi dùng thuốc đau đầu bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Trước khi dùng thuốc đau đầu bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Đối với những nguyên nhân gây đau đầu là do các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, u não hay chấn thương sọ não,... thì cần có phác đồ điều trị riêng biệt và sẽ được tư vấn cụ thể bởi bác sĩ chuyên khoa. 

2.2. đau đầu không cần dùng thuốc 

Song song với phương pháp dùng thuốc để giảm đau đầu, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách dưới đây sẽ giúp cải thiện hiệu quả sự khó chịu do các cơn đau đầu mang lại:

  • Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý: bạn không nên thức quá khuya mà hãy đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc (trung bình 6 - 8 tiếng/ngày). Ngoài ra nên giảm bớt căng thẳng bằng cách không làm việc quá sức, làm các công việc ưa thích để đầu óc thư giãn, thoải mái, giảm stress và tránh gặp phải các cơn đau đầu cùng những triệu chứng khó chịu khác;
  • Uống nhiều nước: thiếu nước cũng có thể dẫn tới các vấn đề rối loạn trong cơ thể, giảm thể tích máu dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não. Do đó mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước và bổ sung nhiều vitamin từ rau củ quả;
  • Massage vùng thái dương: các mạch máu vùng 2 bên thái dương sẽ được thư giãn và thả lỏng hơn nhờ những động tác massage. Cảm giác đau đầu sẽ dần tan biến và thay vào đó là tâm trạng thoải mái, thư giãn hơn.

Nếu người bệnh đau đầu liên tục không thuyên giảm, cơn đau xuất hiện đột ngột, đang bị chấn thương vùng đầu kèm theo biểu hiện đau đầu dữ dội hoặc thường xuyên thì hãy đi khám ngay. Trong trường hợp bạn chưa tìm được địa chỉ thăm khám thích hợp thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tại Chuyên khoa Thần kinh chẩn đoán và tư vấn điều trị. Bạn hãy liên hệ ngay qua hotline 1900565656 để được tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện. 

Từ khoá: đau đầu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ