Tin tức
Những điều cần lưu tâm nhất về bệnh hẹp động mạch cảnh
- 08/05/2023 | Chụp cộng hưởng từ động mạch cảnh như thế nào?
- 16/12/2024 | Căn nguyên bệnh xơ vữa động mạch cảnh: Hiểu để nắm được cách phòng ngừa
- 10/02/2025 | Phòng ngừa bệnh động mạch cảnh bằng cách nào?
1. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng mắc phải ở người bị bệnh hẹp động mạch cảnh
1.1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hẹp động mạch cảnh?
Hẹp động mạch cảnh là tình trạng các động mạch cảnh, đóng vai trò cung cấp máu giàu oxy đến não, bị thu hẹp do sự tích tụ mảng bám (cholesterol, mô xơ và canxi). Điều này khiến cho lưu lượng máu lưu thông đến não giảm, huyết khối có cơ hội hình thành và gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển đến não gây tắc mạch máu não.
Bệnh hẹp động mạch cảnh chủ yếu hình thành do:
- Xơ vữa động mạch với sự xuất hiện của mảng bám ở thành mạch khiến dòng chảy của máu bị cản trở.
- Huyết áp cao không kiểm soát khiến thành mạch máu tổn thương, mảng bám có điều kiện hình thành.
- Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ biến chứng tổn thương mạch máu gây hẹp động mạch cảnh.
- Các yếu tố khác: Hút thuốc lá, tăng cholesterol, tuổi trên 50,...
Xơ vữa động mạch thường là nguyên nhân dẫn đến hẹp động mạch cảnh
1.2. Triệu chứng gặp phải ở người mắc bệnh hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh thường ít khi gây nên triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đến khi bệnh tiến triển, người bệnh rất dễ có triệu chứng:
- Triệu chứng nhẹ: Hoa mắt, chóng mặt, một bên cơ thể có cảm giác yếu.
- Triệu chứng nặng: Mất ý thức đột ngột, nói khó, nói lắp, giảm thị lực hoặc mờ một bên mắt.
3. Các biến chứng nguy hiểm của hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhất là với hệ tuần hoàn và não bộ:
3.1. Đột quỵ
Đây là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất của hẹp động mạch cảnh. Khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, máu không thể lưu thông đến não sẽ gây nên thiếu máu não cấp tính. Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài như: Liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, gặp khó khăn trong thực hiện hoạt động sinh hoạt thường ngày,...
3.2. Thiếu máu não mãn tính
Tình trạng hẹp động mạch cảnh kéo dài có thể gây thiếu máu não mạn tính. Mô não không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất sẽ bị tổn thương, gây nên các triệu chứng như đau đầu dai dẳng, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,... Nếu thiếu máu não mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
3.3. Nhồi máu não
Nhồi máu não là kết quả của cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa gây tắc dòng máu lưu thông tới não. Kết quả của tình trạng này là mô não tổn thương, nếu không khắc phục kịp thời sẽ không thể hồi phục, người bệnh bị hoại tử tế bào não, mất chức năng vận động hoặc cảm giác ở một số khu vực của cơ thể, hôn mê và nặng nhất là tử vong.
Biến chứng nhồi máu não có thể xảy ra khi hẹp động mạch cảnh làm xuất hiện cục máu đông tại não
3.4. Hình thành cục máu đông
Sự tích tụ mảng bám không chỉ gây hẹp động mạch mà còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Khi các cục máu đông này di chuyển đến các mạch máu nhỏ hơn sẽ xảy ra tắc nghẽn ở nhiều vị trí trong cơ thể, nhất là não. Trường hợp này, các biến chứng có thể xảy ra là:
- Thiếu máu cục bộ tạm thời.
- Tắc mạch máu não.
- Tắc động mạch ở tim, phổi,...
4. Chẩn đoán, điều trị hẹp động mạch cảnh bằng phương pháp nào
4.1. Chẩn đoán
Bác sĩ thường chỉ định một số kiểm tra sau để có căn cứ chẩn đoán bệnh hẹp động mạch cảnh:
- Siêu âm Doppler kiểm tra lưu lượng máu đi qua động mạch cảnh và phát hiện mảng bám.
- Chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI nhằm thấy được hình ảnh chi tiết về mức độ hẹp và tổn thương của động mạch.
Chụp CT-Scanner giúp phát hiện tổn thương, chẩn đoán đúng hẹp động mạch cảnh
4.2. Điều trị
Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như:
- Thay đổi lối sống
Bệnh nhân hẹp động mạch cảnh cần có một chế độ ăn lành mạnh với sự tăng cường rau xanh và giảm thiểu các thực phẩm giàu chất béo bão hòa kết hợp vận động thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và cai hút thuốc lá.
- Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc thường được dùng gồm thuốc hạ cholesterol, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị cao huyết áp,...
- Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật sau sẽ được bác sĩ cân nhắc:
+ Cắt bỏ mảng bám động mạch cảnh
Đây là phương pháp điều trị hẹp động mạch cảnh nặng, được thực hiện nhằm loại bỏ mảng bám để cải thiện lưu thông máu trong động mạch. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng cổ để tiếp cận động mạch cảnh bị hẹp sau đó cắt bỏ hoàn toàn nội mạc động mạch chứa mảng bám tích tụ. Khi mảng xơ đã được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại hoặc bổ sung miếng vá mạch máu vào để dự phòng nguy cơ để phòng tái hẹp sau mổ.
- Đặt stent
So với cắt bỏ nội mạc động mạch thì đây là phương pháp ít xâm lấn hơn, phù hợp cho bệnh nhân có sức khỏe yếu hoặc đã lớn tuổi. Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông qua mạch máu ở tay hoặc đùi để đưa một khung lưới kim loại (stent) vào vị trí hẹp để mở rộng động mạch và cải thiện lưu thông máu.
Các biến chứng của hẹp động mạch cảnh được đề cập đến ở trên đều có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Để tránh nguy cơ này, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời hoặc khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh.
Trường hợp nghi ngờ dấu hiệu hẹp động mạch cảnh, để thuận tiện cho quá trình thăm khám nhanh chóng, quý khách hàng hãy liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
