Tin tức

Quả bí đao: thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe nhiều người chưa biết

Ngày 01/07/2023
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bí đao là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng để chế biến rau xanh cho mâm cơm gia đình. Loại quả này không chỉ ít chất béo, giàu chất xơ mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những công dụng nổi bật của bí đao trong nội dung dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả bí đao

Bí đao chứa nhiều nước và không có chất béo, nhiệt lượng thấp, trong 500g bí đao có chứa:

Thành phần dinh dưỡng có trong mỗi 100g bí đao

Thành phần dinh dưỡng có trong mỗi 100g bí đao

- 8g đường.

- 1.5g albumin.

- 6.1g vitamin C và canxi.

Bí đao còn giàu vitamin B1, B2 cùng các khoáng chất như sắt, photpho,... Hàm lượng dầu thực vật của bí đao cao, tốt cho vẻ đẹp của cả da và tóc, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch và giúp chống oxy hóa.

2. Bí đao và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

2.1. Thanh nhiệt giải độc

Quả bí đao không độc, tính hàn, vị ngọt. Đây chính là lý do khiến cho bí đao được nhiều người dùng để chế biến thành nước uống giúp thải độc và thanh nhiệt, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Trà bí đao với vị ngọt dịu mát là thức uống yêu thích của nhiều người.

2.2. Giảm cân, chống béo phì

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lựa chọn bí đao để giảm cân. Đây là thực phẩm có thể giúp tạo cảm giác no trong thời gian dài mà không hề nhiều năng lượng. Chất xơ dạng sợi có trong bí đao rất tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất béo gần như bằng không cùng khả năng sinh nhiệt thấp đã giúp cho bí đao trở thành “thần dược” giảm mỡ cho cơ thể.

Hàm lượng nước của bí đao cao và không chứa chất béo mà lại chứa hợp chất hyterin-caperin ngăn không xảy ra quá trình chuyển hóa đường thành mỡ, nhờ đó mà khi ăn bí đao sẽ không xảy ra tình trạng tích lũy mỡ thừa trong cơ thể.

Một số lợi ích của bí đao đối với sức khỏe

Một số lợi ích của bí đao đối với sức khỏe

2.3. Cải thiện thị lực

Vitamin B2 trong bí đao có hàm lượng lớn nên nếu thường xuyên bổ sung loại rau xanh này vào bữa ăn có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt. Mặt khác, chất chống oxy hóa từ bí đao còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý ở mắt như: stress oxy hóa ở võng mạc, thoái hóa điểm vàng.

2.4. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Thành phần vitamin C và kali trong bí đao rất cần với sức khỏe hệ tim mạch. Khả năng hoạt động của kali tương đương với thuốc giãn mạch nên giúp giảm sự căng thẳng trên động mạch và mạch máu. Chính nhờ đó mà các vấn đề tim mạch như: đột quỵ, đau tim được ngăn ngừa.

2.5. Tăng cường miễn dịch

Với khả năng cung cấp >19% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của cơ thể, bí đao chính là nguồn thực phẩm tốt cho cải thiện hệ miễn dịch. Nhờ có vitamin C mà các tế bào bạch cầu được kích thích sản xuất, có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa vô hiệu hóa gốc tự do, ngăn không để xảy ra sự đột biến ở tế bào khỏe mạnh.

2.6. Tăng chiều cao

Ngoài vai trò tăng cường miễn dịch, vitamin C từ bí đao còn tăng cường sản xuất collagen; cần thiết cho mô liên kết, cơ bắp, mạch máu và hệ xương. Sự phát triển của hệ xương không thể thiếu vai trò thúc đẩy của vitamin C nên bổ sung bí đao vào chế độ ăn cũng sẽ kích thích tăng chiều cao cho cơ thể.

2.7. Hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa

Bất cứ bữa ăn lành mạnh nào cũng không thể thiếu chất xơ. Đây là yếu tố tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa một số triệu chứng ở đường tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi, đau dạ dày, chướng bụng,...

Vì thế, nếu đang gặp các vấn đề đường tiêu hóa thì không nên bỏ qua nguồn chất xơ dạng sợi có hàm lượng cao trong quả bí đao.

2.8. Bổ sung năng lượng

Đối với quá trình trao đổi chất chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng, vitamin B2 là rất cần thiết. Bí đao chứa hàm lượng vitamin B2 cao nên sẽ giúp cơ thể có khả năng chuyển đổi dinh dưỡng thành năng lượng tốt hơn.

Trà bí đao vừa hỗ trợ giảm cân vừa tăng năng lượng cho cơ thể

Trà bí đao vừa hỗ trợ giảm cân vừa tăng năng lượng cho cơ thể

2.9. Tác dụng chữa bệnh

Như đã nói ở trên, quả bí đao có thể giải độc, thanh nhiệt vì có tính mát, do đó nó rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp có ho và đờm, tiểu đường, phù khi mang thai, phù do thận, mắc bệnh gan.

Người bị mắc chứng hen suyễn, ho, táo bón, viêm tấy có thể bổ sung món ăn từ bí đao vào thực đơn hàng ngày để cải thiện những triệu chứng này. Ngoài ra, bí đao còn có hàm lượng natri thấp nên rất lành tính với những người bị phù thũng, viêm thận, động mạch vành tim, xơ cứng động mạch, béo phìcao huyết áp.

3. Cách dùng bí đao hiệu quả

Cách sử dụng bí đao phổ biến nhất là nấu làm canh trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra bí đao còn dùng để xào trứng, hầm xương,... Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là có thể lạm dụng, dùng quá nhiều bí đao.

Trong quá trình sử dụng bí đao như một loại thực phẩm để chế biến món ăn, cần lưu ý:

- Tính xà phòng trong bí đao cao nên không được ăn sống hay uống nước bí đao xay sống. Tính xà phòng của loại quả này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

- Không dùng bí đao dưới bất cứ hình thức nào nếu đang mắc bệnh dạ dày, thân hàn.

- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn bí đao, người mới sinh xong hay trẻ em đều là đối tượng còn hết hệ tiêu hóa nên cần cân nhắc việc sử dụng bí dao.

- Tuyệt đối không dùng chung giấm với bí đao để tránh làm triệt tiêu chất dinh dưỡng, tránh dùng chung với đậu đỏ vì nó khiến cho lượng nước tăng đột ngột và mất nước.

Nhìn chung, bí đao là món quà thiên nhiên có giá thành tương đối thấp nhưng lại sở hữu năng lượng “vàng” cho sức khỏe. Vì thế, nếu bạn yêu thích các món ăn được chế biến từ bí đao, hãy tranh thủ học cách chế biến món ngon từ loại thực phẩm này hay nấu trà bí đao để đa dạng hơn cho bữa ăn gia đình mà vẫn bồi bổ cho sức khỏe.

Từ khoá: bí đao

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ