Tin tức
Sử dụng nhựa sung chữa dạ dày liệu có hiệu quả như lời đồn?
- 29/02/2024 | Viêm loét dạ dày - tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 28/08/2024 | Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em – ba mẹ nên biết
- 05/09/2024 | Ăn gì tốt cho dạ dày và tránh các cơn đau tái phát?
- 12/09/2024 | Cắt polyp dạ dày xong nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- 12/09/2024 | Uống gì tốt cho dạ dày và tăng cường sức khỏe đường ruột?
1. Một số bệnh lý dạ dày thường gặp
1.1. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày thường xuyên nằm trong danh sách bệnh về dạ dày phổ biến nhất, với tỷ lệ người mắc cao. Người bị mắc bệnh lý này thường xuất hiện nhiều vết loét, vùng tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày tập trung nhiều ở đối tượng người trưởng thành trên 35 tuổi
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày là do sự tác động của vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, tình trạng căng thẳng,... cũng được xem là một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có rủi ro bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, bệnh lý này chủ yếu tập trung ở người trưởng thành trên 35 tuổi. Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh phải đối mặt với các cơn đau, rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Thậm chí nếu không kịp thời điều trị, người bệnh dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm khác như chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày.
1.2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh gặp phải không ít khó chịu trong sinh hoạt, cơ thể uể oải. Các triệu chứng hay gặp nhất ở người mắc bệnh lý này là ợ hơi, buồn nôn, miệng xuất hiện vị đắng, mất dần cảm giác ngon miệng, thực quản bị nóng rát (diễn ra tại một phần thực quản), ợ nóng.
Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản hay bị ợ nóng
Giống như nhiều bệnh lý dạ dày khác, trào ngược dạ dày thực quản khó điều trị triệt để. Nếu chữa trị không đúng phương pháp hoặc chữa trị không đủ liệu trình, bệnh có nguy cơ chuyển thành mạn tính, dễ dẫn đến biến chứng như ung thư dạ dày thực quản.
1.3. Nhiễm khuẩn HP dương tính
HP hay Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn có khả năng tồn tại, phát triển trong lớp nhầy tại thành dạ dày. Khi môi trường hội tụ điều kiện thích hợp, chúng sẽ dần phá hủy lớp nhầy, gây tình trạng tổn thương dạ dày tá tràng.
Bắt đầu, người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nên để chủ động bảo vệ dạ dày cũng như phát hiện vi khuẩn này từ sớm (nếu có), việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết.
1.4. Xuất huyết dạ dày
Tình trạng xuất huyết dạ dày là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Người bị xuất huyết dạ dày hay bị nôn ra máu, phân chuyển sang màu đen hoặc phân dính máu. Tuy vậy, những triệu chứng này đôi khi khó quan sát bằng mắt thường. Tùy theo tình trạng bệnh lý, lượng máu chảy có thể thay đổi. Ở các ca bệnh nặng, chảy máu dạ dày thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
1.5. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, không dễ để điều trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lý này là khá cao. Thế nhưng, hầu hết mọi người lại chủ quan, phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi đó, hiệu quả điều trị không những giảm sút mà chi phí người bệnh ung phải chi trả cho việc chữa trị cũng tăng cao.
2. Nhựa sung chữa dạ dày được khai thác như thế nào?
Sung là thực vật trong họ Dâu tằm Moraceae, thân gỗ lớn sinh trưởng lâu năm. Tại nước ta, cây sung chủ yếu phát triển hoang ngoài thiên nhiên.
Nhựa sung lấy từ phần thân cây
Bộ phận có giá trị nhất ở loài cây này là quả, lá. Ngoài ra ở một số nơi, người ta còn khai thác nhựa sung dùng làm thuốc. Trong đó, phần nhựa được lấy từ phần thân. Nhựa sung sau khi khai thác thường được sử dụng để chữa trị bệnh lý liên quan đến dạ dày, mụn nhọt, đôi nhức đầu,... Trong đó, khá nhiều người từng dùng loại nhựa cây này để chữa bệnh lý về dạ dày.
3. Điểm qua một số tác dụng trị bệnh của nhựa sung
3.1. Trị mụn nhọt
Một trong những tác dụng thường được mọi người nhắc đến khi nói về nhựa sung là điều trị mụn nhọt. Theo đó, nhựa sung có thể thoa lên vùng da có mụn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Theo kinh nghiệm dân gian, nhựa sung có thể điều trị mụn nhọt
3.2. Trị nhức đầu
Ngoài tác dụng trị mụn thì nhựa sung còn có tác dụng trị chứng nhức đầu. Cách sử dụng nhựa sung để cải thiện tình trạng nhức đầu khá đơn giản. Đó là phết nhựa sung vào tấm giấy bản, rồi tiến hành dán giấy lên hai vùng thái dương.
3.3. Một số tác dụng khác
Bên cạnh hỗ trợ trị mụn nhọt, nhức đầu, nhựa khai thác từ cây sung cũng được cho là có một số công dụng trị bệnh khác như:
- Trị chứng tê liệt.
- Trị chứng tụ máu.
- Làm giảm triệu chứng sưng đau ngoài da.
- Trị mụn chốc.
- Trị bệnh lý về dạ dày.
*Lưu ý: các thông tin dùng nhựa sung trị bệnh ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể hơn.
4. Có thể sử dụng nhựa sung chữa dạ dày không?
Thực tế, các bài thuốc trị bệnh từ nhựa sung chủ yếu là kinh nghiệm truyền miệng, chưa qua kiểm chứng khoa học. Do vậy nếu mắc bệnh lý về dạ dày hay bất kỳ bệnh lý nào khác, bạn không nên sử dụng nhựa sung một cách bừa bãi.
Bạn tuyệt đối không nên dùng nhựa sung chữa dạ dày bừa bãi tại nhà
Bệnh lý liên quan đến dạ dày tương đối đa dạng. Đối với mỗi bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Nếu tự ý chữa trị tại nhà bằng những bài thuốc chưa qua nghiên cứu như nhựa sung, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Lưu ý rằng, một số bài thuốc chữa bệnh từ nhựa sung vừa đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Do vậy, bạn tuyệt không nên dùng nhựa sung chữa dạ dày hay các bệnh lý khác. Nếu gặp vấn đề về dạ dày, bạn hãy đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!