Tin tức

Sự nguy hiểm của túi thừa đại tràng, cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 01/04/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key chính: túi thừa đại tràng

Sự nguy hiểm của túi thừa đại tràng, cách chẩn đoán và điều trị

Túi thừa đại tràng có thể là do cấu trúc không bình thường của đại tràng, chế độ ăn uống, thói quen lạm dụng thuốc. Vậy liệu tình trạng túi thừa đại tràng có nguy hiểm không, điều trị ra sao và có cách nào để phòng tránh hay không?

1. Tìm hiểu chung về hiện tượng túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là tình trạng các túi thừa hình thành tại đại tràng. Chúng có xu hướng nhô lên quanh thành niêm mạc của đại tràng. Không chỉ thành niêm mạc mà những túi thừa này còn có thể mọc lên ở bất kỳ vị trí nào tại đại tràng.

Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện bị túi thừa đại tràng khi siêu âm ổ bụng

Đa số người bệnh không có biểu hiện triệu chứng cụ thể, chủ yếu được phát hiện khi người bệnh soi chiếu, siêu âm ổ bụng.

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc túi thừa đại tràng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đại tràng xuất hiện các túi thừa. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến những tác nhân dưới đây:

-         Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ, tiêu thụ quá mức protein động vật.

-         Cấu trúc, chức năng hoạt động của đại tràng không bình thường

-         Lối sống thiếu khoa học, lười vận động.

-         Tình trạng thừa cân.

-         Thói quen lạm dụng thuốc lá.

-         Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ.

3. Dấu hiệu ở người bị túi thừa đại tràng

Trong phần lớn các trường hợp, người bị túi thừa đại tràng thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Dấu hiệu bệnh chỉ rõ nét khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng (viêm túi thừa đại tràng) . Trong đó, những triệu chứng đặc trưng nhất là:

-         Táo bón theo từng cơn, không liên tục.

-         Bụng xuất hiện cảm giác đau.

-         Đầy hơi.

-         Nôn ói.

Viêm túi thừa đại tràng gây triệu chứng đau ở vùng bụng

Nếu viêm túi thừa đại tràng tiếp tục chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như có thể lên cơn sốt liên tục, mệt mỏi, đau bụng hoặc chướng bụng, đi ngoài ra máu.

4. Túi thừa đại tràng có gây biến chứng nguy hiểm không?

Túi thừa đại tràng thường không gây nguy hiểm nếu không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu có triệu chứng, khả năng cao người bệnh đã gặp phải biến chứng, cụ thể như:

-         Viêm túi thừa đại tràng: Người bệnh bị viêm túi thừa đại tràng thường bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện ra máu (hiếm gặp hơn). Nếu không được can thiệp y tế, người bệnh có nguy cơ bị áp xe ổ bụng, nhiễm trùng hệ tuần hoàn.

-         Xuất huyết: Biến chứng này thường xuất hiện khi mạch máu ở túi thừa bị vỡ. Biểu hiện đặc trưng lúc này là người bệnh đi ngoài ra máu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đỏ nâu (màu sắc thay đổi tùy thuộc theo vị trí túi thừa bị vỡ, tốc độ chảy máu). Tình trạng xuất huyết có xu hướng xảy ra khi người bệnh bị túi thừa đại tràng bên phải.

-         Thủng túi thừa: Tuy hiếm gặp nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm. Bởi khi túi thừa tại đại tràng bị thủng, hàng loạt vi trùng sẽ được giải phóng, xâm nhập vào ổ bụng gây viêm nhiễm. Giải pháp xử lý cần thực hiện lúc này là phẫu thuật.

Người bị túi thừa tại vùng đại tràng có nguy cơ gặp phải biến chứng xuất huyết

Như vậy, nếu xuất hiện triệu chứng thì bạn không thể xem thường. Bởi nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

5. Cách chẩn đoán và điều trị

5.1. Chẩn đoán

Dựa theo triệu chứng lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm xác định chính xác khu vực xuất hiện, số lượng và kích thước các túi thừa.

-         Soi đại tràng kết hợp chụp CT ổ bụng: Đây là hai phương pháp cho phép bác sĩ xác định chính xác sự xuất hiện của tổn thương, các biến chứng (nếu có).

-         Chụp X-quang: Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra vị trí, kích thước của các khối bất thường tại đại tràng.

-         Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm giúp bác sĩ quan sát rõ các túi khí phồng lên từ vùng đại tràng. Thế nhưng trong một vài trường hợp, túi thừa tại đại tràng lại dễ bị hiểu nhầm là polyp.

Nội soi kiểm tra tổn thương trong đường ruột

5.2. Điều trị

Phần lớn người bệnh bị túi thừa đại tràng sẽ không cần điều trị nếu không xuất hiện triệu chứng. Còn nếu xuất hiện triệu chứng đặc trưng như khó đi ngoài, đau bụng, chướng bụng, người bệnh cần điều trị. Cụ thể ở đây là điều trị triệu chứng tương ứng thông qua sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp được chỉ định điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ đưa ra. Nếu chưa thăm khám cụ thể, bạn tuyệt đối không nên mua thuốc tự điều trị tại nhà.

Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi thừa đại tràng không nhất thiết phải phẫu thuật nếu chưa xuất hiện biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, áp xe ổ bụng, viêm túi mạc. Trường hợp túi thừa có nguy cơ bị thủng, bác sĩ thường xử lý bằng biện pháp phẫu thuật.

6. Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng túi thừa đại tràng?

Thực tế vẫn chưa thể khẳng định chính xác biện pháp giúp phòng chống tình trạng túi thừa xuất hiện tại đại tràng. Tuy vậy, để giảm bớt rủi ro, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng bởi dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đường ruột.

Sau đây là một vài nguyên tắc bạn có thể áp dụng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa túi thừa đại tràng:

-         Tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong rau củ quả tốt cho tưởng tiêu hóa. Lượng chất xơ phù hợp bổ sung mỗi ngày vào khoảng 25 gr. Bạn chỉ cần ăn thêm chút rau củ, trái cây là đã có thể dung nạp đủ lượng chất xơ cho cơ thể.

-         Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất: Ngoài chất xơ, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất khác. Nhất là tinh bột, protein và chất béo lành tính.

-         Ưu tiên thực phẩm tươi sống: Bạn nên chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng để chế biến các món ăn thay vì lạm dụng thức ăn chế biến sẵn.

-         Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh lý khác.

Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng theo hướng khoa học, bạn nên tích cực thực hiện những thói quen lành mạnh như:

-         Tập thể dục thường xuyên.

-         Hạn chế tiêu thụ những loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn.

-         Hạn chế sử dụng hoặc cai hoàn toàn thuốc lá.

-         Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh.

-         Đều đặn khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 đến 2 lần / năm.

Túi thừa đại tràng không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không xuất hiện triệu chứng. Tuy vậy để phòng tránh tối đa biến chứng, bạn cần đi khám sức khỏe thường xuyên hoặc bất kỳ khi nào nhận thấy triệu chứng khác lạ. Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm là địa chỉ y tế tin cậy bạn có thể lựa chọn. Nếu cần đặt lịch khám hoặc tư vấn cụ thể, Quý khách vui lòng gọi vào hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

BS Chỉnh đã duyệt

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ