Tin tức
Suy van tĩnh mạch chi dưới: Bệnh lý nguy hiểm và cách phòng ngừa
- 29/02/2024 | Giãn tĩnh mạch tinh: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- 16/12/2024 | Gừng chữa giãn tĩnh mạch: Thực hư hiệu quả và cách sử dụng
- 26/12/2024 | Suy van tĩnh mạch chi dưới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 15/01/2025 | Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch nội sọ và cách điều trị bệnh
- 23/01/2025 | Triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới và cách phòng bệnh
- 13/02/2025 | Giãn tĩnh mạch thực quản nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân xơ gan được MEDLATEC xử trí...
1.Suy van tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy van tĩnh mạch chi dưới là tình trạng bất thường về cấu trúc hoạt động chức năng của hệ tĩnh mạch, khiến máu lưu thông kém và bị ứ đọng, gây sưng, đau nhức và nặng chân. Bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ít vận động, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Khi bị suy tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Chân bị sưng, đặc biệt là sau khi đứng lâu.
- Cảm giác tê bì, nặng chân, mỏi chân.
- Xuất hiện các mạch máu màu xanh, tím trên bề mặt da.
- Đau nhức chân và chuột rút vào ban đêm.
- Da chân bị thay đổi màu sắc, sẫm màu hơn và có nguy cơ bị viêm loét.
2.Nguyên nhân suy van tĩnh mạch
Suy van tĩnh mạch do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường liên quan đến các yếu tố về di truyền, tuổi tác, mang thai, nghề nghiệp,... Dưới đây là thông tin chi tiết:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị suy van tĩnh mạch, nguy cơ bạn mắc bệnh này cũng sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, thành mạch càng suy yếu, làm giảm khả năng lưu thông máu và gây ra tình trạng suy van tĩnh mạch.
- Nghề nghiệp: Người thường xuyên phải đứng lâu (bác sĩ phẫu thuật, giáo viên, nhân viên bán hàng,...) hay người ngồi quá nhiều (nhân viên văn phòng,...) sẽ có nguy cơ bị suy van tĩnh mạch cao hơn.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố và trọng lượng thai nhi, gây áp lực lên tĩnh mạch, làm gia tăng tình trạng bị suy van tĩnh mạch.
- Chỉ số khối cơ thể quá lớn: Trọng lượng cơ thể quá lớn cũng có thể gây áp lực đến hệ tĩnh mạch và gây suy tĩnh mạch chi dưới.
- Các nguyên nhân khác: Khiếm khuyết van do bẩm sinh, huyết khối tĩnh mạch sâu,... cũng là một trong những yếu tố liên quan đến tình trạng suy van tĩnh mạch.
Ngồi quá nhiều nguyên nhân điển hình dẫn đến suy van tĩnh mạch chi dưới
3.Biến chứng suy tĩnh mạch
Suy van tĩnh mạch giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng và khó khăn trong việc nhận biết. Vì vậy, để bảo đảm an toàn sức khỏe, người bệnh cần thăm khám bác sĩ thường xuyên nếu nằm trong các yếu tố nguy cơ như: công việc phải đứng lâu, phụ nữ mang thai nhiều lần,... Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến một số các biến chứng suy tĩnh mạch như:
- Loét: Máu lưu thông kém và không được xử lý kịp thời sẽ khiến vùng da suy tĩnh mạch bị loét, lâu lành và dễ nhiễm trùng.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch có thể gây làm tắc nghẽn dòng máu hay thậm chí là đe doạ tính mạng nếu di chuyển lên phổi. Trong trường hợp này, người bệnh cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng.
- Chảy máu: Suy van tĩnh mạch, thành tĩnh mạch bị giãn quá mức và có nguy cơ chảy máu không kiểm soát nếu có tác động mạnh.
- Sạm da, viêm da: Máu ứ đọng lâu ngày không được xử lý nhanh chóng, khiến vùng da bị suy van tĩnh mạch sẫm màu, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Biến chứng loét tĩnh mạch chi dưới do suy van tĩnh mạch
4.Cách phòng ngừa hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa suy van tĩnh mạch bằng một số cách dưới đây:
Duy trì thói quen vận động
Hãy bắt đầu bằng việc tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, giúp rèn luyện sức khỏe và lưu thông máu tối hơn. Bạn có thể làm quen với các môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội, đi bộ,...
Với những người phải phải đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy tập thói quen đứng dậy đi lại sau 30 - 40 phút. Như vậy sẽ khiến cơ thể thoải mái hơn, đồng thời không gây áp lực đến hệ tĩnh mạch, giảm nguy cơ bị suy van tĩnh mạch.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh
- Một chế độ ăn lành mạch, đầy đủ dưỡng chất cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) sẽ giúp bạn có sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ, hạn chế nguy cơ bị suy van tĩnh mạch.
- Hãy tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin C, E giúp tăng độ bền thành mạch.
- Uống đủ nước (trung bình 1,5 - 2 lít nước/ngày) để máu lưu thông tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách phòng ngừa suy van tĩnh mạch hiệu quả
Duy trì cân nặng ổn định
Thừa cân hoặc béo phì sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch và làm giảm khả năng lưu thông máu xuống các chi dưới. Và duy trì cân nặng ở mức ổn định là một trong những cách phòng suy van tĩnh mạch hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Tránh mặc quần áo bó sát
Không nên mặc quần áo bó sát cơ thể, đặc biệt là ở vùng chân, bởi sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu và tạo áp lực lên thành mạch, từ đó làm xuất hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Nâng cao chân khi nghỉ ngơi
Khi ngồi hoặc nằm, bạn nên nâng cao chân cao hơn tim để hỗ trợ máu trở về tim dễ dàng hơn.
Như vậy, suy van tĩnh mạch chi dưới chính là tình trạng bất thường về cấu trúc hoạt động chức năng của hệ tĩnh mạch, khiến máu lưu thông kém và bị ứ đọng. Các triệu chứng bị suy van tĩnh mạch thường là đau chân, cảm giác tê bì, nặng chân, mỏi chân, xuất hiện các mạch máu màu xanh tím trên bề mặt da, chuột rút chân đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như loét tĩnh mạch, chảy máu, viêm da,... Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hoặc có thắc mắc liên quan về suy van tĩnh mạch, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
