Tin tức
Tăng chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới nguy hiểm ra sao, làm cách nào để giảm?
- 12/12/2024 | Chế độ ăn giảm mỡ bụng: Nguyên tắc thực hiện và gợi ý thực đơn chi tiết
- 23/12/2024 | Uống gì để giảm mỡ bụng và hướng dẫn chi tiết về cách làm
- 07/01/2025 | Tập thể dục giảm mỡ bụng với những bài tập đơn giản nhưng hiệu quả
1. Khái quát về mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng là loại mỡ tích tụ quanh các cơ quan bên trong cơ thể. Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng không thể nhìn thấy trực tiếp nhưng lại đảm nhận nhiều chức năng như bảo vệ các cơ quan nội tạng và cung cấp năng lượng khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ này vượt quá mức bình thường có thể trở thành nguy cơ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
2. Mức độ nguy hiểm của sự tăng tích tụ mỡ nội tạng
Chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt, gia tăng quá mức có thể dẫn đến:
2.1. Bệnh tim mạch
Mỡ nội tạng dư thừa xung quanh tim và các mạch máu có thể tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn. Đây là lý do dẫn đến tăng huyết áp, tăng cholesterol “xấu” và làm suy giảm chức năng hệ tim mạch.
Không những thế, sự tích tụ quá mức của mỡ nội tạng còn làm gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể, hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mạch máu bị tắc nghẽn, việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan bị gián đoạn, người bệnh sẽ có cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chỉ số mỡ nội tạng tăng quá mức là nguyên nhân gây nên huyết áp cao
2.2. Mắc bệnh chuyển hóa
Mỡ nội tạng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi tích tụ quá mức mỡ nội tạng dễ gây ra kháng insulin và mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài ra, mỡ nội tạng còn làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này không được kiểm soát tốt có thể gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
2.3. Ảnh hưởng đến gan và thận
Mỡ nội tạng có thể làm tăng gánh nặng cho gan và thận, gây nên bệnh gan nhiễm mỡ và suy thận. Khi gan phải tăng hoạt động để xử lý lượng mỡ thừa sẽ dần suy yếu, không thực hiện tốt chức năng thanh lọc và chuyển hóa.
Tăng tích lũy mỡ nội tạng còn gây áp lực lên thận, khiến chức năng lọc của thận suy giảm, là nguyên nhân dẫn đến suy thận.
2.4. Tăng nguy cơ đột quỵ
Mỡ nội tạng dư thừa quá nhiều rất dễ làm tắc nghẽn mạch máu trong cơ thể hoặc gây xơ vữa, giảm khả năng lưu thông máu lên não. Thiếu máu lên não làm tổn thương tế bào não, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Ngoài ra, mỡ nội tạng còn làm tăng huyết áp và tăng mức cholesterol - hai yếu tố chính dẫn đến đột quỵ.
2.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Mỡ nội tạng dư thừa khiến các hormone sinh dục giảm hoạt động, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng rụng trứng. Điều này khiến khả năng mang thai của phụ nữ trở nên khó khăn.
2.6. Tăng nguy cơ ung thư
Mỡ nội tạng dư thừa có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tử cung. Nguyên nhân của tình trạng này là do mỡ nội tạng tiết ra hormone và chất gây viêm làm gia tăng sự phát triển của các khối u ác tính.
3. Chỉ số mỡ nội tạng ở nữ giới: Cách đo và thang điểm đánh giá
3.1. Đo chỉ số mỡ nội tạng ở nữ giới bằng cách nào?
Đo chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới giúp đánh giá đúng hiện trạng sức khỏe và nhận diện nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mỡ thừa. Có thể đo chỉ số này bằng cách:
3.1.1. Dùng máy đo mỡ cơ thể
Máy đo mỡ cơ thể sử dụng dòng điện yếu đi qua cơ thể để đo lượng mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Kết thúc quá trình đo, kết quả chỉ số mỡ nội tạng sẽ được hiển thị trên màn hình của máy.
3.1.2. Chỉ số vòng eo
Đối với nữ giới, nếu vòng eo vượt quá 80 cm có thể là dấu hiệu cảnh báo mỡ nội tạng tích tụ nhiều. Đây là phương pháp nhanh chóng, nhưng ít chính xác hơn so với kỹ thuật hình ảnh.
Đo vòng eo là một cách kiểm tra chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới
3.1.3. Chụp CT-Scanner hoặc MRI
Hình ảnh thu được từ phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ nhận diện chi tiết bên trong cơ thể. Từ hình ảnh thu được bác sĩ sẽ đánh giá đúng lượng mỡ nội tạng tích tụ.
3.2. Giá trị đánh giá chỉ số mỡ nội tạng ở nữ giới
Cơ chế tích trữ mỡ ở nam giới khác nữ giới nên chỉ số mỡ nội tạng của hai giới cũng có sự khác biệt. Chỉ số mỡ nội tạng ở nữ giới thường cao hơn nam giới.
Khi đo vòng eo, nếu chỉ số của nữ giới từ 80cm trở lên thì sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do tăng tích lũy mỡ nội tạng. Trường hợp đo mỡ nội tạng bằng chụp CT-Scanner hay MRI cho kết quả trong ngưỡng 13 - 59 thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt ngay để tránh nguy cơ gặp biến chứng.
4. Biện pháp hỗ trợ giảm chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới
Một số biện pháp sau có thể giúp nữ giới giảm chỉ số mỡ nội tạng:
- Ăn uống lành mạnh với sự hạn chế nhóm thực phẩm giàu tinh bột chế biến sẵn, chất béo không bão hòa, nhiều đường đồng thời bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, ngũ cốc nguyên hạt.
- Vận động đều đặn với bài tập đạp xe, chạy bộ, bơi lội,... giúp đốt cháy, giảm mỡ bụng, từ đó làm giảm mỡ nội tạng và duy trì sức khỏe tim mạch.
- Kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng để không làm tăng cortisol thúc đẩy tích tụ mỡ trong cơ thể.
Chế độ ăn có vai trò lớn đối với gia tăng chỉ số mỡ nội tạng
Theo dõi và duy trì ổn định chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới không chỉ đem lại vẻ đẹp về ngoại hình mà còn phòng ngừa nhiều nguy cơ bệnh lý. Nếu phát hiện sự gia tăng chỉ số này, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được đánh giá đúng và có hướng điều chỉnh kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)