Tin tức

Táo bón mạn tính là gì? Có gây biến chứng nguy hiểm không?

Ngày 04/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Táo bón mạn tính ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, nếu chủ quan không điều trị sớm, bạn dễ gặp phải biến chứng như trĩ, nứt hậu môn gây đau khi đi đại tiện.

1. Táo bón mạn tính là gì? 

Táo bón mạn tính là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, khó đi đại tiện, đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, kéo dài trên 3 tháng. Khi đó, mặc dù người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, tập vận động nhưng triệu chứng táo bón gần như vẫn không thuyên giảm. 

Táo bón kéo dài trên 3 tháng được xếp vào dạng táo bón mạn tính

Táo bón kéo dài trên 3 tháng được xếp vào dạng táo bón mạn tính

Nói chung, táo bón mạn tính có xu hướng diễn biến trong thời gian dài, ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón mạn tính

2.1. Nguyên nhân

Thực tế, tình trạng táo bón mạn tính thường do nhiều nguyên nhân như: 

  • Bất thường tại đường tiêu hóa: Nứt kẽ hậu môn, đại tràng bị hẹp, sa trực tràng có thể là nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, sự xuất hiện của các khối u tại vùng trĩ ngoại, khối u trong đường tiêu hóa cũng là tác nhân cản trở quá trình vận chuyển phân gây tình trạng khó đi đại tiện mạn tính. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Người lười ăn rau xanh, trái cây rất dễ bị táo bón. Bởi khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu hụt lượng chất xơ khiến hoạt động của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều thịt, thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện táo bón. 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc trị co thắt,.... dễ gây táo bón. 
  • Lười vận động: Thói quen lười vận động ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón mạn tính. 
  • Bệnh lý liên quan đến đường ruột: Chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, tình trạng viêm loét đại tràng hay viêm túi thừa. 
  • Bệnh lý thần kinh: Bệnh lý kinh như Parkinson, đa xơ cứng,... đều có thể tác động đến đường tiêu hóa, gây táo bón. 
  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng rối loạn nội tiết gây suy giáp, lupus,... được cho là một trong những tác nhân gây táo bón. 

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ từ rau củ quả dễ dẫn đến táo bón

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ từ rau củ quả dễ dẫn đến táo bón 

2.2. Triệu chứng

  • Khó đi đại tiện, đi đại tiện với tần suất thấp (ít hơn 3 lần/tuần) kéo dài trên 3 tháng hoặc trong nhiều năm. 
  • Vẫn còn cảm giác còn phân ngay cả khi vừa đi đại tiện. 
  • Phân khô, cứng hơn bình thường. 
  • Đau bụng hoặc bụng đầy hơi. 
  • Có cảm giác đầy bụng ngay cả khi vừa đi đại tiện. 
  • Phải rặn nhiều khi đi đại tiện (thời gian rặn chiếm khoảng 25% tổng thời gian mỗi lần đi đại tiện),… 

3. Táo bón mạn tính có gây biến chứng nguy hiểm không? 

Táo bón mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm dễ dẫn đến một số biến chứng tại đường tiêu hóa, khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng. Cụ thể như:

  • Sa trực tràng: Phần ruột có xu hướng bị lòi ra khỏi khu vực hậu môn. 
  • Một số biến chứng phổ biến khác: Trĩ, nứt hậu môn,... gây đau mỗi lần đi đại tiện. 

Táo bón mạn tính có thể gây trĩ, gây đau đi đại tiện

Táo bón mạn tính có thể gây trĩ, gây đau đi đại tiện

Bên cạnh đó, tình trạng táo bón kéo dài dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ em bị táo bón mạn tính thường chậm phát triển về cả thể chất và trí não, trẻ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn. 

4. Hướng chẩn đoán và điều trị táo bón mạn tính

4.1. Chẩn đoán

Để xác định xem bệnh nhân có bị táo bón mạn tính hay không, bác sĩ trước tiên sẽ thăm hỏi triệu chứng. 

Người bệnh có thể được chỉ định <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/bo-tui-3-phuong-phap-noi-soi-da-day-khong-dau-it-nguoi-biet-s67-n14616'  title ='nội soi'>nội soi</a> đại tràng

Người bệnh có thể được chỉ định nội soi đại tràng

Trường hợp không thể phát hiện bệnh lý qua khám lâm sàng, bác sĩ tiếp tục chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm phân tích chuyên sâu hơn. Cụ thể như: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp tìm kiếm dấu hiệu liên quan đến bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây táo bón. 
  • Xét nghiệm phân: Tìm kiếm dấu hiệu gây nhiễm trùng, viêm nhiễm khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện. 
  • Nội soi đại tràng: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh thực tế bên trong đại tràng, phát hiện nhanh các khối u hoặc bất thường khác gây táo bón. 
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp CT, chụp MRI đường tiêu hóa hỗ trợ bác sĩ xác định yếu tố gây táo bón, mức độ tổn thương; đo áp lực hậu môn trực tràng, chụp X-quang,... 

4.2. Điều trị

Phác đồ điều trị táo bón áp dụng tùy theo tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh cụ thể ở mỗi người. Trong đó, một số phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

  • Dùng thuốc: Chủ yếu là thuốc nhuận tràng. Lưu ý, người bệnh chỉ dùng thuốc trị táo bón khi đã thăm khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ. 
  • Thụt hậu môn: Biện pháp này chỉ thực hiện khi người bệnh không thể đi đại tiện. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng. 
  • Phẫu thuật: Trong một vài trường hợp, người bị táo bón cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật. Ví dụ như người bị trĩ mạn tính, người bị ung thư đại trực tràng. 

Thời gian điều trị táo bón, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ tiêu hóa

Thời gian điều trị táo bón, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ tiêu hóa

Song song với đó, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn uống, vận động, đi đại tiện theo giờ. Cụ thể như: 

  • Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh cần uống 2 lít nước/ngày, tích cực bổ sung chất chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc. Trong thời gian điều trị, bạn nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu như cháo, soup. Đồng thời, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường, chế biến sẵn, không dùng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...). 
  • Tập vận động hàng ngày: Mỗi ngày, bạn nên dành ra khoảng 30 phút để tập luyện thể dục thể thao. Như vậy, hệ tiêu hóa sẽ được kích thích hoạt động hiệu quả hơn. 
  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện: Nhịn đi đại tiện dễ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn đại tràng, khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Bạn nên tập đi vệ sinh theo khung giờ cụ thể. 

5. Cách phòng ngừa táo bón mạn tính

Thông qua chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể phần nào chủ động phòng tránh tình trạng táo bón như:

  • Ưu tiên tiêu thụ thực phẩm tập trung nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám. 
  • Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm và đồ uống không tốt cho đường ruột như đồ uống đóng chai, phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất,...
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá. 
  • Duy trì thói quen tập vận động tối thiểu 3 tiếng/tuần. 
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh xa căng thẳng. 
  • Tập đi đại tiện theo khung giờ cố định trong ngày. 
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc bất kỳ nào nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng khác thường. 

Táo bón mạn tính có xu hướng diễn biến trong thời gian dài, ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt. Vì thế, nếu nhận thấy tình trạng khó đi ngoài kéo dài, không giảm dù đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì bạn tốt nhất nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, điều trị triệt để. Một trong những địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.