Tin tức
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị viêm bờ mi mắt
Key: thuốc điều trị viêm bờ mi mắt
Thuốc điều trị viêm bờ mi mắt và những lưu ý khi sử dụng
Viêm bờ mi mắt là tổn thương thường gặp ở mắt, khiến người bệnh rất khó chịu và có nguy cơ tái phát nếu không điều trị đúng đúng cách. Bài viết dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm bờ mi mắt mà bạn có thể tham khảo và những lưu ý khi sử dụng, cùng với một số cách điều trị bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
1. Viêm bờ mi mắt là gì?
Tình trạng bờ mi mắt xuất hiện viêm nhiễm được gọi là viêm bờ mi mắt, có thể chia thành 2 dạng là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Đây là vấn đề về mắt rất phổ biến, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Viêm bờ mi mắt khiến bệnh nhân rất khó chịu
Dựa vào vị trí viêm, có thể chia bệnh thành 3 loại như sau:
● Viêm bờ mi trước: Là những trường hợp mà tình trạng viêm xảy ra ở phần mặt trước của mí mắt, chính là nơi mà lông mi mọc lên và thường có màu đỏ đậm hơn bình thường.
● Viêm bờ mi sau: Là những trường hợp viêm ở phần dưới mí mắt, do tuyến Meibomius sản xuất dầu bị tắc nghẽn hay chất lượng dầu quá đặc.
● Viêm bờ mi hỗn hợp: Là những trường hợp viêm bờ mi trước và bờ mi sau.
Khi bị viêm bờ mi mắt, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như chảy nước mắt, đỏ mắt, cộm mắt, mắt bị đỏ, sưng và ngứa, hay chớp mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh,....
Dựa vào triệu chứng bệnh, các bác sĩ cũng có thể nhận biết được mức độ bệnh là viêm cấp tính hay viêm mạn tính, chẳng hạn như:
- Viêm bờ mi cấp: Trong các nang lông mi có mụn mủ với kích thước rất nhỏ và khi vỡ ra có thể tạo nên những vết loét ở mi mắt. Sau đó, mắt thường xuyên tiết dịch khô, bám chặt ở mi mắt và khi bóc có thể gây chảy máu. Sau khi ngủ dậy, mi mắt của người bệnh có thể bị dính lại.
- Viêm bờ mi mạn tính: Các tuyến tiết dầu ở dưới mi mắt bị giãn và đặc lại, do đó, mắt người bệnh bị chảy dịch vàng, dạng sáp. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện khô giác mạc, nhìn mờ và cảm giác như đang có dị vật trong mắt.
Bệnh viêm bờ mi mắt không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng như sau:
- Khiến lông mi mất màu, bị rụng, mọc lệch hoặc mọc ngược.
- Gây ra sẹo ở trên hoặc ngay cạnh mí mắt.
- Ảnh hưởng đến việc giữ ẩm cho mắt do thường xuyên bị chảy nhiều nước mắt.
- Lẹo mắt: Là một dạng nhiễm trùng, xảy ra ở gần gốc của lông mi. Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm không được điều trị triệt để khiến cho các tuyến Meibomius có nguy cơ phát triển thành lẹo.
- Chắp: Các tuyến tiết dầu bị tắc nghẽn có thể dẫn tới viêm lộ tuyến, sưng, đỏ và tạo ra chắp mắt.
- Đau mắt đỏ mạn tính: Nếu không điều trị đúng cách và triệt để, người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau mắt đỏ.
- Tổn thương giác mạc: Hiện tượng mi mắt viêm hay lông mi mọc lệch có thể gây kích ứng cho mắt, thậm chí dẫn đến loét giác mạc. Nếu mắt người bệnh quá khô, không có đủ nước mắt thì có thể khiến cho giác mạc bị nhiễm trùng.
2. Thuốc điều trị viêm bờ mi mắt và lưu ý
Sau khi đã khám mắt, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo một phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm bờ mi mắt thường được chỉ định:
Điều trị viêm bờ mi bằng thuốc nhỏ mắt
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng của loại thuốc này là điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn và giảm kích ứng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Với những bệnh nhân bị viêm kéo dài, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại kháng sinh đường uống.
- Thuốc chống viêm: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm cho người bệnh loại thuốc nhỏ mắt hoặc kem steroid để giúp giảm viêm hiệu quả hơn.
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Là loại thuốc được sử dụng để kiểm soát phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó giảm viêm hiệu quả.
Khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau:
● Chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
● Mua thuốc tại những cơ sở uy tín, đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ.
● Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt thì cần nhỏ thuốc đúng cách.
● Không sử dụng thuốc đã hết hạn và bảo quản thuốc đúng cách.
3. Lưu ý khi điều trị viêm bờ mi mắt tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị viêm bờ mi mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, cụ thể là;
- Chườm nóng và thường xuyên tẩy tế bào chết mi mắt: Dùng khăn sạch hoặc bông nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khăn cho kiệt nước rồi đắp lên mắt. Sau đó, tẩy da chết cho mi mắt những sản phẩm chuyên dụng, phù hợp với từng lứa tuổi để đảm bảo an toàn.
Không nên trang điểm mắt khi đang bị viêm bờ mi
- Bổ sung Omega – 3 để giúp ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn và hỗ trợ kháng viêm, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Thường xuyên chớp mắt: Mỗi ngày bạn nên chớp mắt nhiều lần, có thể chia ra thành 4 đợt và mỗi đợt chớp mắt bạn nên thực hiện chớp khoảng 20 đến 30 lần. Tác dụng của việc chớp mắt là giúp cho tuyến bã nhờn hoạt động ổn định và giảm viêm hiệu quả.
Nên đi khám mắt nếu có biểu hiện viêm bờ mi
Trên đây là một số loại thuốc điều trị viêm bờ mi mắt cùng với một số lưu ý khi sử dụng và những cách hỗ trợ điều trị viêm bờ mi mắt ngay tại nhà. Có thể nói rằng, viêm bờ mi mắt không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến bệnh nhân rất khó chịu và nếu để lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng và gây suy giảm thị lực. Nếu có bất thường ở mắt và có nhu cầu kiểm tra, thăm khám mắt, mời bạn liên hệ đến chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.
BS Tuấn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!