Tin tức

Thuốc ho cho bà bầu: phân loại, công dụng và hướng dẫn cách dùng

Ngày 01/09/2023
Vũ Thị Thu Hương
Triệu chứng ho không phải là tình trạng hiếm gặp đối với các mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt đây lại là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ bầu có thể tham khảo danh sách các thuốc ho cho bà bầu được gợi ý cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mẹ bầu ho là do nguyên nhân nào gây nên?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu có biểu hiện ho thường là xuất phát từ những yếu tố sau:

       Cơ địa nhạy cảm hơn với những tác nhân bên ngoài môi trường: khi trải qua giai đoạn mang thai thì người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cơ thể. Vì vậy các mẹ bầu sẽ dễ có phản ứng nhạy cảm hơn đối với những tác nhân bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm, sự thay đổi về thời tiết dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, bao gồm cả tình trạng ho;

       Sức đề kháng suy giảm: hệ miễn dịch của thai phụ sẽ có xu hướng giảm sút hơn so với thời kỳ trước khi mang thai, do đó rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập khiến các mẹ bị ho;

       Do sự phát triển của thai nhi: thai nhi sẽ liên tục lớn lên theo từng giai đoạn của thai kỳ, buồng tử cung cũng vì thế mà to hơn và chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng, bao gồm cả dạ dày. Điều này khiến mẹ bầu có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Dịch vị dạ dày có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc thực quản dẫn đến những cơn ho.

Mẹ bầu thường rất dễ bị ho vì nhiều yếu tố khác nhau

Mẹ bầu thường rất dễ bị ho vì nhiều yếu tố khác nhau

2. 5 loại thuốc ho cho bà bầu được sử dụng nhiều nhất hiện nay

2.1. Thuốc ho cho bà bầu dạng kẹo ngậm Bảo Thanh

Viên kẹo ngậm ho thường chứa thành phần chính có nguồn gốc từ thảo dược. Viên ngậm ho Bảo Thanh là loại kẹo trị ho được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất.

Trong viên ngậm này có sự xuất hiện của các thành phần như vỏ quýt, ô mai, mật ong giúp giảm ho, bổ phế, làm dịu họng, hóa đờm và giảm triệu chứng đau rát họng.

Cách sử dụng như sau: bạn có thể ngậm từ 1 - 2 viên ngậm Bảo Thanh khi bị ho, nhưng không được dùng quá 8 viên/ngày. Hiện nay đã có loại viên ngậm không đường phù hợp hơn với các mẹ bầu vì sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc tránh làm tăng độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Viên ngậm ho không đường Bảo Thanh

Viên ngậm ho không đường Bảo Thanh

2.2. Nước súc họng Plasma Kare

Thành phần chứa trong nước súc họng này bao gồm: phức hệ TSN (Acid Tannic và Nano bạc Plasma), keo ong và các chất điều vị (Menthol, Sorbitol). Trong đó TSN có tác dụng sát trùng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus nhanh chóng, có hiệu quả đối với cả những vi khuẩn kháng thuốc nên giúp mẹ bầu hạn chế được việc dùng kháng sinh.

Loại nước súc họng này chỉ nên dùng ngoài, không uống nuốt vào đường tiêu hóa nên sẽ an toàn cho thai nhi và hoàn toàn phù hợp cho các mẹ bầu. Vì vậy Plasma Kare có thể được dùng cho những trường hợp mẹ bầu ho do viêm họng, cúm hay viêm amidan. Thuốc còn có tác dụng giảm đau rát, sưng đau họng, làm dịu cơn ho và nhanh lành các tổn thương niêm mạc họng.

Cách sử dụng như sau:

       Súc miệng với 10ml Plasma Kare/lần. Súc họng trong 30s liên tục và ngâm trong miệng thêm 30s nữa;

       Đối với những cơn ho cấp tính, mẹ bầu có thể tăng tần suất súc họng lên 3 - 5 lần/ngày. Sau khi cơn ho đã dịu lại hoặc nhằm ngăn ngừa các cơn ho sẽ tái phát, mẹ bầu nên đều đặn súc họng từ 1 - 2 lần/ngày.

Nước súc họng Plasma Kare

Nước súc họng Plasma Kare

2.3. Thuốc tây y trị ho cho bà bầu

Ngoài viên ngậm ho hay nước súc họng, mẹ bầu cũng có thể dùng các thuốc tây y để đẩy lùi cơn ho, ví dụ như thuốc Dextromethorphan, Acetylcystein. Trong các trường hợp ho do nguyên nhân nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.,...

Tùy từng loại bệnh lý các kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt các phổ vi khuẩn khác nhau và bác sĩ cần lựa chọn các loại thuốc kháng sinh an toàn đối với phụ nữ có thai. Một số tác dụng phụ khi dùng kháng sinh thường sẽ là: nổi mề đay, phát ban trên da, dị ứng, nôn, tiêu chảy, thậm chí là bị sốc phản vệ. Nếu không cấp cứu kịp thời rất có thể khiến người bệnh bị tử vong.

Ngoài ra nếu dùng thuốc kháng sinh cho bà bầu lâu ngày có thể làm mấy cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, nhiễm nấm Candida vùng miệng, da, ruột. Đặc biệt các hoạt chất chứa trong thuốc kháng sinh còn có khả năng ngấm qua nhau thai và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Ở những trường hợp nghiêm trọng, kháng sinh có thể gây dị dạng, khuyết tật hoặc tử vong ở thai nhi nên cần hết sức thận trọng khi dùng kháng sinh cho bà bầu. Tốt nhất mẹ bầu nên nhớ là không được tự ý sử dụng thuốc tây y và thuốc kháng sinh để trị ho khi chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Các phương pháp trị ho không cần dùng thuốc

Trước khi sử dụng đến các loại thuốc trị ho, mẹ bầu có thể tham khảo vận dụng các phương pháp không cần dùng thuốc dưới đây:

       Nước muối: súc miệng bằng nước muối sẽ có tác dụng làm sạch và sát trùng nhẹ nhàng đường hô hấp, ngoài ra cách này còn giúp giảm viêm, giảm dịch nhầy, loại bỏ nấm, vi khuẩn gây bệnh cũng như các chất gây dị ứng niêm mạc họng. Mẹ bầu có thể dùng nước muối ấm để súc miệng từ 3 - 4 lần/ngày;

       Dùng chanh và mật ong: chanh giúp bổ sung một lượng vitamin C dồi dào, kết hợp với mật ong vốn có tính kháng viêm, kháng khuẩn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu tình trạng sưng viêm và làm dịu cơn ho một cách hiệu quả. Các mẹ nên pha nước chanh với 1 - 2 thìa cà phê mật ong cùng nước ấm với độ ngọt và độ chua vừa phải, dùng từ 1 - 2 lần/ngày;

       Gừng: đây là nguyên liệu rất phù hợp đối với những trường hợp ho do nhiễm virus, ho do dị ứng. Bạn có thể cho một vài lát gừng tươi vào nước sôi, ngâm trong vòng 15 phút rồi để nguội. Để dễ uống hơn thì bạn nên pha thêm một chút mật ong (không đổ trực tiếp mật ong vào nước sôi);

       Trái cây và rau củ: một số loại hoa quả như quả lê, mận, táo, nho, kiwi, cam, táo, dâu tây,...cùng các loại rau như giá đỗ, súp lơ, cà chua, rau cải, ngũ cốc họ đậu, mộc nhĩ, đậu Hà Lan, rau bina,... sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ho do trào ngược axit dạ dày thì nên hạn chế ăn những loại quả chứa nhiều axit như cam, quýt, hoặc hãy ăn khi bụng đã no để tránh tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là thông tin tổng hợp về các loại thuốc ho cho bà bầu cũng như gợi ý một số phương pháp trị ho khác không cần dùng đến thuốc. Nếu các mẹ bầu bị ho nhẹ thì nên áp dụng trước các phương pháp trị ho dân gian nêu trên, trong trường hợp ho nặng, kéo dài và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, tránh tự ý dùng thuốc vì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ