Tin tức

Tiêu chảy khi dùng kháng sinh - Cách khắc phục hiệu quả

Ngày 09/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ước tính có khoảng 5 - 25% số người lớn bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Mặc dù kháng sinh được sử dụng nhiều trong những trường hợp mắc bệnh do tác nhân là vi khuẩn. Tuy nhiên, không ít trường hợp sử dụng kháng sinh không đúng cách dẫn đến tác dụng phụ gây tiêu chảy.

1. Nguyên nhân và biểu hiện của tiêu chảy khi dùng kháng sinh 

Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng kháng sinh là tình trạng tiêu chảy xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện tiêu chảy khi dùng kháng sinh xảy ra khi bắt đầu uống được 5 - 10 ngày hoặc sau thời gian điều trị. 

Nguyên nhân 

Kháng sinh được áp dụng điều trị bệnh nhờ cơ chế kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đối với một cơ thể bình thường, hệ vi khuẩn có lợi và hại trong hệ tiêu hóa luôn ở trạng thái cân bằng. Việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng: 

  • Phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn, vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời diệt cả vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 

  • Tạo môi trường thuận lợi có một số vi khuẩn có hại phát triển như Salmonella. 

  • Tạo điều kiện để các vi khuẩn mới xâm nhập và gây bệnh.

Kháng sinh có thể sẽ phá hủy trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột

Kháng sinh có thể sẽ phá hủy trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột

Những yếu tố nguy cơ tiêu chảy khi dùng kháng sinh 

Bất kỳ ai cũng có thể bị tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ cao cần lưu ý: 

  • Người có tiền sử tiêu chảy do kháng sinh. 

  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hoặc điều trị phối hợp nhiều loại kháng sinh.

  • Người lớn tuổi từ 65 trở lên hoặc trẻ em dưới 5 tuổi.

  • Bệnh nhân đã từng phẫu thuật đường ruột. 

  • Người mắc có mắc các bệnh ảnh hưởng hệ tiêu hóa như ung thư, viêm ruột, viêm đại tràng

Biểu hiện 

Tiêu chảy do kháng sinh có thể gây ra những triệu chứng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. 

  • Người bệnh sẽ có triệu chứng đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. 

  • Một số trường hợp nặng, người bệnh có dấu hiệu đi ngoài liên tục, phân lỏng có mủ hoặc máu, buồn nôn, nôn, bụng đau, chuột rút, sốt. 

  • Nếu tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh ở mức nghiêm trọng mà không được xử lý kịp có thể biến chứng viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng,... gây mất nước, chất điện giải, tổn thương niêm mạc ruột.

Người bệnh sử dụng kháng sinh có thể bị tiêu chảy liên tục với phân lỏng

Người bệnh sử dụng kháng sinh có thể bị tiêu chảy liên tục với phân lỏng

2. Chẩn đoán và điều trị tiêu chảy khi dùng kháng sinh 

Mặc dù hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh ở mức nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng 2 ngày ngưng sử dụng. Tuy nhiên, bất kể trường hợp nào cũng không được chủ quan mà tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe. 

Chẩn đoán tiêu chảy do kháng sinh 

Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng và đơn thuốc mà người bệnh đang sử dụng để đưa ra chẩn đoán. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra chuyên sâu khác để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Tùy vào tình trạng và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục phù hợp cho từng bệnh nhân. 

Điều trị tiêu chảy do kháng sinh 

Người bệnh thường được cho ngưng uống kháng sinh hoặc thay đổi loại khác không gây rối loạn đường ruột. Sau khi ngưng uống loại kháng sinh gây tiêu chảy thì người bệnh có thể tự hồi phục.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tiêu chảy mà bác sĩ có thể cho lời khuyên thích hợp

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tiêu chảy mà bác sĩ có thể cho lời khuyên thích hợp

Một số trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng do các vi khuẩn mới xâm nhập gây viêm đại tràng, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng các loại kháng sinh kháng diệt vi khuẩn mới. Trường hợp tiêu chảy do viêm đại tràng có thể tái lại nhiều lần, việc điều trị sẽ được lặp đi lặp lại. 

3. Làm gì để hạn chế tiêu chảy do dùng kháng sinh? 

Những trường hợp bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, cần lưu ý một số biện pháp sau để hạn chế tình trạng tiến triển xấu: 

  • Để ngăn ngừa tình trạng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy liên tục, người bệnh cần uống nhiều nước. Có thể bổ sung thêm muối, đường, uống nước dừa hoặc các loại ép hoa quả không quá nhiều đường.

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại dung dịch bù nước và chất điện giải. 

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột. 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình sử dụng kháng sinh, không tự ý tăng hay giảm liều, đột ngột ngưng thuốc hay kéo dài thêm thời gian sử dụng. 

  • Không tự ý mua thuốc tại các tiệm thuốc tây để cầm tiêu chảy khi chưa có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ. 

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc thông báo ngay với bác sĩ khi thấy cơ thể có biểu hiện bất thường trong thời gian dùng kháng sinh. 

  • Duy trì lối sống tích cực với chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại thực phẩm có quá nhiều tinh bột, không sử dụng đồ uống có cồn, rượu, bia hay các chất kích thích kể cả sữa và chế phẩm, tập thể dục đều đặn. 

  • Hạn chế các áp lực, stress trong cuộc sống, giữ tinh thần thoải mái. 

Trên đây là những thông tin có liên quan đến tình trạng tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Cách khắc phục tình trạng tiêu chảy tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa lời khuyên phù hợp. 

Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy

Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy

Nếu bạn đang cần một địa chỉ để chăm sóc sức khỏe thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng sẽ có sự thăm khám kỹ lưỡng của các y bác sĩ, giáo sư đầu ngành. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất nhằm hạn chế các tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân. 

Đặc biệt, khi kê toa kháng sinh cho bệnh nhân, các bác sĩ tại MEDLATEC sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để hạn chế tình trạng bị tiêu chảy. Chính vì vậy mà bạn có thể yên tâm trao gửi niềm tin thăm khám sức khỏe tại MEDLATEC. Để được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn về bất kỳ vấn đề nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.