Tin tức
Triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine có gì khác biệt?
- 05/01/2022 | Cùng tìm hiểu một số triệu chứng Covid chủng mới Omicron
- 21/08/2021 | Triệu chứng COVID chủng mới - Biến thể Delta có biểu hiện như thế nào?
- 16/08/2021 | Triệu chứng COVID-19 chủng mới và cách phòng ngừa
- 16/08/2021 | Những triệu chứng COVID-19 2021 điển hình mọi người nên biết
- 11/08/2021 | Hút thuốc lá có nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn - ĐÚNG hay SAI?
1. Triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang có diễn biến rất khó lường với việc số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và ghi nhận những ca mắc biến chủng mới Omicron.
Tiêm phòng vaccine là cách chống lại Covid-19 hiệu quả nhất
Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều có diễn biến nhẹ, ít trường hợp nghiêm trọng phải điều trị thở máy hoặc lọc máu. Đây là những hiệu quả rất tích cực từ việc tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan mà vẫn nên chủ động bảo vệ bản thân, phòng chống để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Hiện nay, một số nghiên cứu trên thế giới cho biết, một số trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng không may bị nhiễm Covid-19 thường có tải lượng virus thấp hơn so với những người không được tiêm phòng. Chính vì thế, triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine thường ở mức độ nhẹ và thời gian khỏi bệnh của họ cũng sẽ nhanh hơn những người chưa tiêm. Một số triệu chứng có thể kể đến như sốt, đau nhức, mệt mỏi và khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng vẫn nhận kết quả dương tính với virus SARS CoV-2.
Mệt mỏi là triệu chứng có thể gặp khi nhiễm Covid-19
Việc tiêm vaccine, không thể giúp bạn miễn nhiễm 100% với virus SARS CoV-2. Vì thế, sau khi tiêm phòng Covid-19, bạn vẫn không nên chủ quan mà cần thực hiện những biện pháp 5K của Bộ Y tế để phòng bệnh, bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng.
2. Một số lưu ý để vaccine đạt hiệu quả tốt nhất
2.1. Tiêm vaccine Covid bao lâu sẽ có hiệu quả
Vaccine sẽ giúp cơ thể tạo ra những kháng thể, ngăn chặn sự tấn công của virus mà không cần nhiễm bệnh. Thông thường, sau 12 ngày kể từ khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi thì hiệu quả miễn dịch sẽ không đạt mức tốt nhất. Do đó, cần tiêm ít nhất 2 mũi. Tùy từng loại vaccine mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm sẽ khác nhau. Trung bình, sau khoảng 2 đến 3 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2, cơ thể chúng ta sẽ đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất.
2.2. Một số lưu ý giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất sau khi tiêm vaccine
-
Uống đủ nước
Sau khi tiêm, cơ thể có thể gặp phải một số phản ứng như mệt mỏi, đau tại vị trí tiêm hay đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là sốt. Với những trường hợp sốt cao, cơ thể rất dễ bị mất nước, do đó, nên bổ sung nhiều nước để hạn chế nguy cơ mất nước. Có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả hoặc dung dịch bổ sung điện giải trong những trường hợp cần thiết.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng
-
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:
+ Sau khi tiêm, chúng ta nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Đây không chỉ là những thực phẩm lành mạnh mà còn là những thực phẩm rất tốt để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là những loại trái cây có chứa nhiều vitamin A, vitamin C. Bên cạnh đó, một số loại lá có thể giúp giảm sốt rất hiệu quả đó là là tía tô. Bạn có thể uống nước lá tía tô hoặc ăn cháo tía tô.
+Không nên bỏ bữa sau tiêm: Sau khi tiêm, cơ thể mệt mỏi, thậm chỉ có biểu hiện buồn nôn, nôn khiến bạn không muốn ăn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bỏ bữa vì việc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch và do đó vaccine sẽ không thể hoạt động hiệu quả khi đi vào cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên khắc phục tình trạng chán ăn, khó ăn bằng cách lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, món ăn dạng lỏng như các loại cháo, các loại súp hay uống sữa. Đồng thời có thể chia nhỏ các bữa ăn để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
+ Một số loại thực phẩm cụ thể mà bạn nên bổ sung sau tiêm là:
Các loại cá: Các được đánh giá là thực phẩm lành mạnh, có chứa nhiều Omega-3 và chống viêm rất tốt. Do đó, sau khi tiêm, bạn có thể bổ sung cá trong thực đơn mỗi ngày.
Gà: Thịt gà giàu protein và cũng có tác dụng chống viêm. Sau tiêm, nên ăn thịt gà khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chống viêm rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bị tăng huyết áp.
Trứng: Ăn trứng cũng là cách giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch rất tốt vì trong trứng có nhiều protein và axit amin.
Bên cạnh những thực phẩm kể trên, bạn có thể bổ sung thêm vào thực đơn một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác như yến mạch, bánh mì nguyên hạt,…
-
Nên nghỉ ngơi hợp lý và có giấc ngủ chất lượng
Sau khi tiêm, bạn nên nghỉ ngơi, không nên lao động nặng, làm việc quá sức. Đồng thời cần ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng và hạn chế sản xuất chất ức chế miễn dịch cortisol.
Vận động nhẹ nhàng sau tiêm để tăng cường hệ miễn dịch
-
Tập thể dục
Sau khi tiêm, bạn không nên vận động mạnh. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nằm một chỗ. Để cơ thể không bị uể oải, mệt mỏi, bạn có thể lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe. Lưu ý, nên tập thể dục sau tiêm khoảng 3 ngày. Vận động hợp lý chính là cách giúp bạn giảm tác dụng phụ sau tiêm, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hiệu quả của vaccine.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về một số triệu chứng nhiễm Covid-19 thường gặp ở người đã tiêm vaccine phòng Covid-19 và một số mẹo nhỏ giúp tăng cường hiệu quả của vaccine. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Covid-19 hoặc những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!