Tin tức

Viêm quanh khớp vai có gây nguy hiểm không? Giải pháp phòng ngừa hiệu quả bạn nên biết

Ngày 20/07/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Lê Thị Dương
Viêm quanh khớp vai là tình trạng các mô mềm như gân, dây chằng và bao khớp quanh vai bị tổn thương, dẫn đến đau nhức, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động. Vậy tình trạng này có thực sự nguy hiểm không? Và làm sao để phòng ngừa hiệu quả? Cùng đi tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay, xảy ra khi các mô mềm xung quanh khớp vai như cơ, gân, dây chằng và bao khớp bị viêm hoặc tổn thương. Khác với các bệnh lý bên trong ổ khớp, tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến phần mô mềm ngoài khớp, gây đau nhức, hạn chế vận động vai và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên, người lao động hoặc những người lao động nặng nhọc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, gây dính khớp vai, cứng khớp vĩnh viễn hoặc teo cơ quanh vai. 

2. Các yếu tố gây ra tình trạng đau khớp vai.

Đau khớp vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố tuổi tác, đặc thù công việc, vận động quá mức, chấn thương hoặc ảnh hưởng từ một số bệnh lý. Dưới đây là thông tin chi tiết: 

  • Tuổi tác: Người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh lý liên quan đến khớp vai do quá trình lão hoá, thoái hoá gân cơ và dây chằng quanh vai. 
  • Nghề nghiệp: Những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác nặng, nâng đỡ bằng vai hoặc ngồi lâu một tư thế sẽ dễ gặp phải tình trạng đau khớp vai. 
  • Tập luyện quá sức: Thực hiện các động tác vận động sai cách hoặc tập luyện cường độ cao mà không có thời gian phục hồi hợp lý có thể làm tổn thương cơ, gân quanh khớp vai và gây đau nhức. 
  • Chấn thương: Va đập mạnh, té ngã, chấn thương trong khi lao động hoặc chơi thể thao đều có thể dẫn đến tổn thương mô mềm quanh khớp vai. 
  • Một số bệnh lý nền như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường hay rối loạn chuyển hóa… cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm quanh khớp vai và gây tình trạng đau nhức kéo dài.

Tuổi càng cao thì khả năng mắc viêm quanh khớp vai càng tăngTuổi càng cao thì khả năng mắc viêm quanh khớp vai càng tăng

3. Dấu hiệu nhận biết viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai thường tiến triển âm thầm và khó nhận biết rõ ràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu biểu hiện rõ, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu điển hình sau: 

  • Đau âm ỉ vùng vai, đau tăng khi vận động hoặc về đêm. 
  • cứng khớp vai, khó thực hiện các động tác như giơ tay lên cao, chải đầu, mặc áo. 
  • Đau lan xuống vùng cánh tay, hoặc có thể lên cổ trong một số trường hợp điển hình. 
  • Cảm giác yếu cơ vùng vai, hạn chế biên độ vận động khớp vai.
  • Có thể xuất hiện sưng nhẹ. 

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Đau âm ỉ vùng vai là dấu hiệu điển hình của tình trạng tổn thương khớp vaiĐau âm ỉ vùng vai là dấu hiệu điển hình của tình trạng tổn thương khớp vai

4. Viêm quanh khớp vai có nguy hiểm không?

Viêm quanh vùng khớp vai không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm: 

  • Đau nhức kéo dài: Cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc áo, chải tóc,…
  • Giới hạn vận động khớp vai: Khả năng cử động của khớp vai bị hạn chế rõ rệt, làm giảm khả năng vận động và thực hiện các thao tác đơn giản liên quan đến vùng vai. 
  • Teo cơ vùng vai: Khi vận động bị hạn chế trong thời gian dài, cơ quanh vai không được sử dụng sẽ dần teo nhỏ, yếu đi, làm giảm khả năng nâng đỡ của cánh tay. 
  • Biến chứng viêm dính bao khớp: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, khiến khớp vai bị cứng hoàn toàn, mất khả năng vận động nếu không được can thiệp y tế kịp thời, đúng cách.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Tình trạng đau nhức kéo dài, mất khả năng vận động dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. 

5. Cách phòng tránh tình trạng tổn thương khớp vai

Để phòng tránh tình trạng tổn thương khớp vai, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

  • Vận động khớp vai hợp lý, tránh cử động đột ngột hoặc mang vác vật nặng quá sức. 
  • Tập thể dục thường xuyên, giúp duy trì sự linh hoạt cho khớp vai. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như xoay vai, căng giãn cơ, nâng tay tuỳ mức độ, kết hợp với vận động toàn thân để khớp vai được thư giãn hiệu quả. 
  • Thay đổi tư thế làm việc: Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế cố định. Nên thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 - 60 phút làm việc. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn cần bảo đảm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3,… để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi mô mềm quanh khớp vai.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe xương khớp 6 - 12 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan, từ đó có phương pháp xử lý kịp thời, phòng biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Bạn nên đi khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quanBạn nên đi khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh viêm khớp quanh vai hiệu quả. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng bệnh lý này có thể làm suy giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, chủ động phòng tránh và điều trị sớm bệnh là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ sức khoẻ khớp vai của bạn. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc nhu cầu thăm khám sức khỏe xương khớp, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ