Tin tức
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì, có ý nghĩa như thế nào?
- 27/08/2021 | Giải đáp nỗi lo: tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 27/08/2021 | Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 như thế nào?
- 27/08/2021 | Tư vấn: Nên xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu Hà Nội?
1. Con đường hình thành kháng thể COVID-19
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu con đường hình thành kháng thể COVID-19 trước khi trả lời câu hỏi xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì.
03 con đường hình thành kháng thể COVID-19
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, kháng thể COVID-19 có thể được hình thành qua 03 con đường sau:
-
Di truyền từ mẹ sang con, nghĩa là trẻ sơ sinh có sẵn kháng thể và kháng thể này được di truyền từ mẹ đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh hoặc từ mẹ đã được tiêm ngừa vắc xin.
-
Người từng nhiễm COVID-19 và điều trị khỏi bệnh.
-
Người được tiêm đủ liều vắc xin phòng ngừa và sau 3 - 4 tuần tiêm, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể.
Những nhóm người này về cơ bản có khả năng tự miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công và xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Có ít nhất 3 con đường hình thành kháng thể COVID-19
Người mang kháng thể tự nhiên có cần tiêm ngừa?
Ngoại trừ người có kháng thể do được tiêm ngừa COVID-19, thì kháng thể ở trẻ sơ sinh và người hồi phục sau khi mắc COVID-19 sẽ như thế nào? Theo đó, các nghiên cứu ban đầu cho thấy:
-
Kháng thể chống virus SARS-CoV-2 ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần theo thời gian.
-
Kháng thể ở người đã từng mắc COVID-19 và hồi phục thì rất khó tiên liệu. Chúng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh cũng như cơ địa của mỗi người.
Thường thì người mắc bệnh nhẹ và không triệu chứng, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể ít hơn người mắc bệnh nặng và nhiều triệu chứng. Một số người thì có khả năng miễn dịch mạnh mẽ, lâu dài. Trong khi đó, một số khác có khả năng miễn dịch yếu kém hơn, “ngắn hạn” hơn. Đặc biệt, một tỷ lệ nhỏ người đã từng mắc COVID-19 và hồi phục không tìm thấy kháng thể. Khả năng tái nhiễm ở những người này là hoàn toàn có thể.
Như vậy, với nhóm người này việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là cần thiết. Ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hiện chỉ đang áp dụng cho người từ 18 tuổi và đủ điều kiện sức khỏe.
Người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và hồi phục vẫn nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19
2. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì?
Hiểu được con đường hình thành kháng thể COVID-19, chúng ta dễ dàng biết được xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì.
Định nghĩa xét nghiệm kháng thể COVID-19
Theo đó, đây là phương pháp xét nghiệm máu để có thể tìm thấy các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, từ đó gián tiếp phát hiện virus này trong cơ thể người được xét nghiệm. Qua đó, thực hiện sàng lọc và cách ly với người nghi nhiễm. Muốn khẳng định người đó có nhiễm hay không, cần lấy mẫu test (dịch tỵ hầu hoặc dịch họng) và xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR.
Kháng thể chống virus SARS-CoV-2 là những protein đặc biệt như IgM, IgG. Chúng được sản sinh sau khi cơ thể mắc bệnh hoặc được tiêm vắc xin một thời gian. Và vì vậy, xét nghiệm kháng thể cũng được dùng để kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể trước virus SARS-CoV-2.
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 lấy mẫu test là máu
Kỹ thuật xét nghiệm kháng thể COVID-19
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 bao gồm 2 kỹ thuật:
-
Kỹ thuật ELISA: Định lượng nồng độ 2 loại protein đặc biệt là IgM và IgG trong máu. Sau 1 - 5 giờ sẽ có kết quả. Kỹ thuật xét nghiệm này sẽ lấy mẫu rồi thực hiện phân tích trong phòng xét nghiệm.
-
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch: Còn gọi là test nhanh kháng thể với kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, sau 15 - 20 phút.
Đối tượng nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19:
-
Người đã tiêm phòng vắc xin phòng ngừa COVID-19.
-
Người đang nghi ngờ hoặc đã từng mắc COVID-19.
3. Ý nghĩa, tác dụng của xét nghiệm kháng thể COVID-19
Kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 không phải lúc nào cũng chính xác. Ngược lại, có thể dương tính giả hoặc âm tính giả. Do đó, bên cạnh dùng để phát hiện khả năng miễn dịch của cơ thể, phương pháp xét nghiệm này thường dùng để điều tra nguồn lây nhiễm, phát hiện người nhiễm mới tạm thời và tiến hành sàng lọc, cách ly. Nếu muốn khẳng định nhiễm hay không thì phải thực hiện lại với xét nghiệm RT-PCR.
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 nhằm phát hiện kháng thể chống virus SARS-CoV-2 trong cơ thể
Tại sao có sự sai lệch kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19?
Sở dĩ kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 có sự sai lệch là do các nguyên nhân sau:
-
Với người mới mắc bệnh bệnh, nồng độ virus SARS-CoV-2 thấp. Ngoài ra, không phải người nào mắc bệnh cơ thể cũng sản sinh ra kháng thể. Như đã nói ở trên, có một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh và hồi phục không tìm thấy kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.
-
Với người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, có thể cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể, dưới ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nên khả năng âm tính giả sẽ xảy ra.
Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm kháng thể COVID-19
Với xét nghiệm kháng thể COVID-19, thực hiện quá sớm dễ cho kết quả âm tính giả, thực hiện quá muộn thì lại cho kết quả dương tính giả. Vậy thời điểm nào là tốt nhất, cho kết quả chính xác nhất?
Theo đó, các nghiên cứu ở những người mắc COVID-19 cho thấy, sau 1 tuần nhiễm bệnh thì có 23% người có kháng thể. Sau 2 tuần, có 58% người có kháng thể. Sau 3 tuần, có 75% người có kháng thể.
Như vậy, xét nghiệm kháng thể COVID-19 sẽ cho kết quả tốt từ tuần thứ 2 nhiễm bệnh, tốt nhất là sau 2 - 3 tuần nhiễm bệnh. Ví dụ, thứ Hai tuần này bị nhiễm bệnh thì tới thứ Hai tuần sau, thực hiện test nhanh kháng thể mới có thể tìm thấy kháng thể. Kết quả xét nghiệm ngoài thời điểm này có thể không đúng, vì thế, tuyệt đối không chủ quan.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì cũng như ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm này. Nếu nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng COVID-19, đừng quên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Đồng thời, bạn sẽ được hướng dẫn về việc tự cách ly và điều trị (nếu nhiễm bệnh mà chưa đến viên) để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!