Tin tức
Xét nghiệm viêm đường tiết niệu và những điều cần biết
- 13/12/2020 | Những câu hỏi xoay quanh bệnh viêm đường tiết niệu
- 23/11/2020 | Tư vấn: Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ
- 07/04/2022 | Nên đi khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu thì hợp lý?
- 01/10/2023 | Các cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả không nên bỏ qua
- 15/08/2024 | Thuốc trị viêm đường tiết niệu phổ biến và lưu ý sử dụng đúng cách
1.
Hiểu về bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu
Khi nước tiểu ở trong lòng bàng quang sẽ được hiểu là hoàn toàn vô trùng. Việc này được hiểu là không tìm thấy bất cứ sự xuất hiện của vi khuẩn nào có trong nước tiểu hoặc có vi khuẩn thì chỉ ở dạng vết rất ít. Trong nhiều trường hợp, thông qua đường niệu đạo, vi khuẩn có thể xâm nhập ngược dòng đi vào trong hệ thống tiết niệu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua đường máu, sau đó chúng đi đến thận qua đường máu và theo hệ thống tiết niệu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu.
Trong cơ thể, hệ thống tiết niệu gồm các bộ phận thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo đều có thể gặp tình trạng viêm đường niệu. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu hay gặp là ở hệ tiết niệu dưới bao gồm các bộ phận là bàng quang và niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu hay gặp ở những người có giới tính là nữ (bao gồm cả người lớn và trẻ em) hơn giới tính nam. Bởi độ dài niệu đạo ở phụ nữ ngắn và có vị trí không cách xa hậu môn như nam giới. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn thường khu trú nhiều ở hậu môn đi vào niệu đạo một cách thuận lợi. Đối với đàn ông, trong tuyến tiền liệt vốn tự sinh ra một loại chất được xem là “kháng sinh” nên hạn chế được khả năng mắc nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu nam giới mắc nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ cần kiểm tra xem có nguy cơ bị tắc nghẽn hệ thống tiết niệu (như sỏi thận sỏi niệu quản,..) hoặc có các bệnh lý nhiễm trùng từ niệu đạo hay không.
Vi khuẩn xuất hiện trong hệ tiết niệu của con người gây ra bệnh viêm đường tiết niệu
2. Triệu chứng nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu hay có những biểu hiện như:
- Bệnh nhân liên tục có cảm giác muốn đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần đi đều ít, số lần đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm;
- Tiểu buốt và gấp;
- Bụng dưới, vùng trên xương mu có cảm giác đau tức, đặc biệt là lúc đi tiểu;
- Nước tiểu có màu không trong như bình thường, khai nồng hoặc có thể có máu trong nước tiểu;
- Đau hông và vùng thắt lưng;
- Trường hợp người bị nhiễm khuẩn tiết niệu nặng còn kèm triệu chứng nôn, sốt cao, ớn lạnh, chảy dịch niệu đạo (đối với nam), ra dịch âm đạo nhiều (đối với nữ).
Nếu gặp một hoặc một vài triệu chứng nêu trên cần đi khám chuyên khoa tiết niệu ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đi tiểu có cảm giác nhói buốt được xem là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu
3. Biến chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu
Bệnh không khám và chữa trị đúng sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
- Các đài bể thận bị nhiễm khuẩn, viêm dẫn đến suy giảm chức năng của thận;
- Khi đường tiết niệu bị tổn thương nghiêm trọng thì khả năng hồi phục chức năng như ban đầu là vô cùng khó khăn;
- Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn tiết niệu có ảnh hưởng đến đường sinh sản. Buồng trứng có thể tắc nghẽn do tình trạng viêm gây ra. Từ đó việc có bầu sẽ không suôn sẻ, tỷ lệ thụ thai thành công rất thấp;
- Ở đàn ông, một trong những nguyên nhân gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, áp xe tiền liệt tuyến có thể đến từ viêm đường tiết niệu. Việc này làm bít tắc ống dẫn tinh và làm tăng khả năng vô sinh;
- Khi vi khuẩn nhiễm khuẩn tiết niệu xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu. Dấu hiệu của bệnh là sốt cao, tim đập nhanh, rét run, huyết áp hạ... Nhiễm trùng máu có thể làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh;
- Nữ giới đang mang thai nếu mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có thể dẫn đến bào thai bị nhiễm trùng, nước ối bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ sinh non, tác động xấu đến quá trình phát triển của thai nhi;
- Viêm đường tiết niệu làm suy giảm đời sống tình dục vì cảm giác đau nhức ở âm đạo ở nữ và đau tức dương vật ở nam giới.
Phụ nữ đang mang thai mắc viêm đường tiết niệu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi
4. Các xét nghiệm nhiễm khuẩn tiết niệu
* Xét nghiệm nước tiểu:
Đây là loại xét nghiệm hay được chỉ định với mục đích cho biết các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn từ đó làm cơ sở chẩn đoán viêm đường tiết niệu.
Để hạn chế nguy cơ mẫu bệnh phẩm bị nhiễm bẩn, làm kết quả không chính xác, người bệnh cần làm sạch bộ phận sinh dục ngoài trước khi lấy mẫu và lấy mẫu nước tiểu giữa dòng.
Khi thu được mẫu nước tiểu, kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra bằng ba cách:
- Quan sát bằng mắt: Người bị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể sẽ có nước tiểu màu không trong, có vẩn đục. Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu gây chảy máu thì nước tiểu có màu đỏ. Bên cạnh đó, người bị viêm đường tiết niệu có mùi nước tiểu hôi bất thường;
- Kiểm tra bằng que nhúng: Một loại que làm bằng chất liệu nhựa gắn dải hóa chất nhúng vào mẫu nước tiểu sẽ chuyển màu nếu nước tiểu có chất lạ hoặc có nồng độ cao hơn mức quy định. Nhiễm trùng đường tiết niệu được xác định khi trong nước tiểu chứa nitrit hoặc leukocyte esterase
- Sử dụng kính hiển vi: Khi quan sát dưới kính hiển vi phát hiện các tế bào bạch cầu thì đây là biểu hiện không trực tiếp cho biết nhiễm trùng. Nếu thấy vi khuẩn hoặc nấm men thì đây là dấu hiệu để nhận biết chính xác viêm đường tiết niệu.
Xét nghiệm nước tiểu là loại xét nghiệm thường gặp khi đi khám sức khỏe tổng quát
* Xét nghiệm cấy nước tiểu:
Một tiêu chuẩn được xem là “tiêu chuẩn vàng” được chỉ định để chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu đó chính là nuôi cấy nước tiểu để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh. Thời gian để nuôi cấy nước tiểu có kết quả thông thường là từ 2 - 3 ngày.
Bệnh nhân sau khi thực hiện lấy mẫu nước tiểu, theo đúng quy trình, mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm vi sinh để thực hiện nuôi cấy. Sau khoảng từ 2 - 3 ngày nuôi cấy, nếu trong nước tiểu không thấy sự phát triển của vi khuẩn thì kết quả là âm tính - không mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngược lại, nếu tìm thấy vi khuẩn phát triển trong nước tiểu thì kết quả là dương tính - bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiểu.
Nuôi cấy nước tiểu còn đánh giá mức độ nhạy của vi khuẩn với các loại khánh sinh để hỗ trợ bác sĩ lên phương án điều trị. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi không phải kháng sinh nào cũng mang lại hiệu quả điều trị. Đã có những loại vi khuẩn có khả năng kháng lại kháng sinh vì chúng đã có những thay đổi về gen sau các quá trình di truyền. Đây là lý do để bệnh nhân nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường ở đường tiết niệu thì cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu để được hỗ trợ khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
* Chẩn đoán hình ảnh:
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI để quan sát hình ảnh hệ niệu.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy những dị dạng hệ tiết niệu như dị tật bẩm sinh, các khổ chèn ép tại chỗ hay xâm lấn,... sẽ cần can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ tình trạng bít tắc (nghẽn).
* Nội soi bàng quang:
Nội soi bàng quang là phương pháp hay được áp dụng với những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu tái lại nhiều lần. Biện pháp này cho phép đánh giá toàn diện niêm mạc đường tiểu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Một ống nội soi sẽ được bác sĩ đưa từ niệu đạo lên bàng quang để quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trên bề mặt niêm mạc bàng quang hay niệu đạo chắc chắn sẽ tạo nên không gian lý tưởng để vi khuẩn ở lại sau đó phát triển số lượng hình thành lên bệnh. Nếu bệnh nhân không giải quyết được nguyên nhân cốt lõi này thì việc chữa bệnh bằng kháng sinh chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn mà không thể trị dứt bệnh hoàn toàn được.
Ngoài các biện pháp xét nghiệm nhiễm khuẩn tiết niệu kể trên, bệnh còn có thể được chẩn đoán bằng một số biện pháp khác như phân tích tế bào máu, đo nồng độ protein C, sản phẩm chuyển hoá của thận,...
5. Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm viêm đường tiết niệu uy tín
Để có thể điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, người bệnh cần có kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác. Độ chính xác của các xét nghiệm phụ thuộc rất lớn vào cơ sở thực hiện.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và luôn tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, tại đây còn nổi tiếng bởi sự đầu từ về hệ thống trang thiết bị, máy xét nghiệm hiện đại. Song song đó, MEDLATEC còn luôn trú trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Từ đó, việc điều trị bệnh cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao hơn, rút ngắn tối đa thời gian điều trị và phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Đặc biệt, MEDLATEC còn là đơn vị uy tín nhất cả nước về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Đây là dịch vụ y tế đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, nhất là những người bận rộn, gặp khó khăn trong việc di chuyển đến bệnh viện. Chi phí sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cũng rất hợp lý.
Để đặt lịch xét nghiệm viêm đường tiết niệu tại nhà hoặc tư vấn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà theo số hotline: 1900 565656 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!