Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số bpm và tình trạng rối loạn nhịp tim
- 21/04/2020 | 9 triệu chứng bệnh tim mạch bạn không nên bỏ qua
- 13/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với bệnh nhân tim mạch
- 08/05/2020 | Ý nghĩa của Homocysteine trong các bệnh lý về tim mạch
- 30/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm BNP trong bệnh lý tim mạch
- 25/03/2020 | Kiểm tra sức khỏe tim mạch bằng thăm dò ECG
1. Chỉ số bpm là gì?
Chỉ số bpm hay còn có tên tiếng Anh là “beats per minute”, chính là số nhịp đập của tim trong vòng một phút. Ở một người khỏe mạnh, nhịp tim của họ dao động từ 60 đến 90 nhịp trong một phút. Nhưng khi cơ thể vận động mạnh, lo lắng hồi hộp hoặc đang điều trị bằng một số loại thuốc,… thì nhịp tim có thể tăng lên 100 nhịp đập trên một phút. Nhịp tim tăng càng cao thì áp lực cho tim càng lớn và tăng nguy cơ suy tim.
Không có nhịp tim chuẩn cho tất cả mọi đối tượng vì tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thể trạng hay giới tính thì nhịp tim sẽ có thể khác nhau. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì nhịp tim sẽ thấp hơn. Ví dụ như những người hay tập luyện và những vận động viên thể thao thì nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 đến 50 nhịp/phút.
2. Tình trạng rối loạn nhịp tim có đáng lo ngại không?
Rối loạn nhịp tim là khi nhịp tim của bạn nhanh hoặc chậm hơn bình thường, đôi khi lúc nhanh lúc chậm hoặc có đo được nhịp tim nhưng không thấy mạch. Tình trạng này có thể thường gặp trong cuộc sống hàng ngày trong những tình huống như gặp căng thẳng, thức khuya, thói quen hút thuốc, vận động gắng sức, rối loạn tâm lý, uống cà phê, hay sử dụng một số chất kích thích.
Đáng lo ngại hơn khi tình trạng rối loạn nhịp tim do một số bệnh lý về tim gây ra như bệnh suy tim, thiếu máu cơ tim, tình trạng hở van tim, hẹp van tim, những trường hợp bị tim bẩm sinh, viêm cơ tim,…
Ngoài ra, tình trạng rối loạn nhịp tim còn liên quan đến một số nguyên nhân khác như: tình trạng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp, thiếu máu, viêm phế quản cấp tính và mạn tính.
Ngoài những nguyên nhân đã nhắc đến ở trên cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Trong số đó, một số trường hợp không đáng lo ngại, nhưng cũng có những bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt.
3. Bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần đi khám khi nào?
Phần lớn những vấn đề về tim mạch nếu không được cải thiện sớm sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh tim mạch lại thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thoáng qua khiến bệnh nhân có xu hướng chủ quan. Chính vì thế, nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn nên đi khám nếu có chỉ số bpm không ổn định và có những biểu hiện cụ thể của bệnh rối loạn nhịp tim dưới đây:
Tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, một số trường hợp kèm theo cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, xảy ra hiện tượng chóng mặt, trường hợp nghiêm trọng có thể bị choáng ngất.
Bệnh nhân loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực, cổ, tay hoặc lưng.
Nhịp tim của người bệnh đột ngột bị rối loạn trong khi đang dùng một loại thuốc điều trị nào đó.
Không chỉ loạn nhịp tim, người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng khó thở, hay đau ở vùng ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc lưng.
Tình trạng nhịp tim bị rối loạn đôi khi kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như sụt cân hay mệt mỏi kéo dài, đôi khi là cảm giác đau đầu và vã mồ hôi.
4. Có thể điều chỉnh nhịp tim hay không?
Để lấy lại nhịp tim chuẩn, người bệnh cần đi thăm khám và tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Nguyên tắc chung để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim, lấy lại chỉ số bpm chuẩn đó là:
-
Loại bỏ những nguyên nhân gây ra loạn nhịp tim có thể kể đến là các loại thuốc và các chất kích thích.
-
Điều trị hiệu quả những bệnh lý nền, bao gồm các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh cường giáp,...
-
Dùng thuốc chống loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ
-
Thực hiện ấn và xoa xoang động mạch cảnh, hoặc có thể ấn nhãn cầu của người bệnh trong trường hợp cần thiết.
-
Khi điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chuyển sang các phương pháp can thiệp khác, chẳng hạn như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim và thậm chí là phẫu thuật tim,...
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau để có thể nhanh chóng điều chỉnh nhịp tim:
-
Thay đổi lối sống, loại bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe tim mạch như thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá. Khi thực hiện tốt thói quen này, nhịp tim của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
-
Áp dụng một chế độ ăn lành mạnh và khoa học, nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như các loại rau xanh, các loại cá,… đồng thời, hạn chế mỡ động vật.
-
Tăng cường vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục vừa sức với cơ thể.
-
Cân bằng công việc cũng chính là cách giúp bạn giảm bớt căng thẳng và bảo vệ sức khỏe.
-
Đối với những bệnh nhân được chỉ định điều trị thì nên tuyệt đối tuân thủ theo những sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
Nên đi khám sớm để điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các chuyên gia khuyên rằng, mọi đối tượng nên kiểm tra chỉ số bpm thường xuyên ở các thời điểm khác nhau trong ngày và có thể là nhiều lần trong tuần, đảm bảo duy trì chỉ số bpm ở mức chuẩn nhất. Trong trường hợp có bất thường về sức khỏe tim mạch, bạn cấn đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế hàng đầu miền Bắc và là nơi quy tụ nhiều chuyên gia tim mạch có chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh.
MEDLATEC cũng được chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, hệ thống máy móc để đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng khi khách hàng được thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Vì những yếu tố trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về một chất lượng dịch vụ hoàn hảo tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bạn có thể liên hệ tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!