Các tin tức tại MEDlatec
6 câu hỏi thường gặp về viêm thanh quản
- 21/07/2022 | Các loại ung thư thanh quản thường gặp: dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
- 29/12/2020 | Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết?
- 17/06/2022 | Viêm thanh quản nên kiêng ăn gì để mau khỏi?
1. Viêm thanh quản là bệnh như thế nào?
Viêm thanh quản là tình trạng phù nề thanh quản do nhiễm trùng, trào ngược dạ dày - thực quản, sặc hóa chất,... hoặc do tình trạng hoạt động quá mức của thanh quản gây ra. Bệnh cũng có có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp.
Viêm thanh quản gây ra tình trạng sưng, viêm thanh quản
Viêm dây thanh quản được chia thành hai loại chính là:
-
Viêm dây thanh quản cấp tính có xu hướng xảy ra trong một thời gian ngắn.
-
Viêm dây thanh quản mạn tính xảy ra trong thời gian dài và bệnh có xu hướng tái phát trở lại.
2. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng viêm dây thanh quản, trong đó phổ biến nhất gồm có:
-
Lạm dụng và sử dụng thanh quản quá mức với các trường hợp như nói nhiều (giáo viên, mc, hướng dẫn viên du lịch,...), cố gắng hét to, hát,...
-
Người bị nhiễm các vi khuẩn hoặc virus.
-
Người uống quá nhiều hoặc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
-
Người hay sử dụng các loại đồ uống, đồ giải khát lạnh.
-
Người đang bị trào ngược acid dạ dày.
-
Người bị bộ nhiễm nấm do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hít điều trị bệnh lý hen suyễn.
-
Người bệnh có tiền sử bị viêm mũi xoang.
-
Sự thay đổi của dây thanh quản khi tuổi cao.
Hút thuốc lá quá nhiều khiến tăng nguy cơ mắc bệnh
3. Triệu chứng nhận biết viêm dây thanh quản là gì?
Khi tình viêm thanh quản xảy ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng cơ bản như sau:
-
Khản giọng, nói có cảm giác yếu hơi hoặc rất hụt hơi.
-
Mất giọng kéo dài hoặc mất giọng trong thời gian ngắn.
-
Cảm giác ngứa rát cổ kèm theo các cơn ho khó chịu.
-
Cổ họng có cảm giác vướng, khó nuốt.
-
Khó thở.
-
Khô họng.
Trong đó, nếu các triệu chứng nói trên kéo dài quá 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần được nhanh chóng can thiệp y tế, gồm có:
-
Ho kèm theo máu.
-
Cảm giác khó thở thành từng cơn, khó thở kéo dài.
-
Thở khò khè, khi thở kèm theo âm thanh lạ.
-
Chảy nhiều nước mũi.
-
Người bệnh sốt cao với nền nhiệt trên 39 độ
Người bị viêm thanh quản khi sốt cao liên tục 39 độ cần được can thiệp y tế
3. Viêm dây thanh quản có nguy hiểm không?
Với người lớn, viêm dây thanh quản là không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh lý cần được điều trị sớm nhất có thể. Bởi cơ thể của trẻ còn rất non nớt, dễ gây ra các ảnh hưởng tới sự phát triển sau này. Trong đó, trẻ không được điều trị đúng cách và nhanh chóng viêm dây thanh quản có thể dẫn tới một số biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, hẹp đường thở,... thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
4. Có những cách chẩn đoán viêm dây thanh quản nào?
Thông thường, viêm thanh quản sẽ được chẩn đoán thông qua các thăm khám lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm trang các tình trạng tại tai - mũi - họng của người bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể không cần thực hiện.
Trong một vài trường hợp nghi ngờ tổn thương hay sự xuất hiện của các khối u, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện nội soi hoặc sinh thiết.
5. Điều trị viêm thanh quản như thế nào?
Khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm thanh quản, tùy theo mức độ của bệnh mà các phương pháp điều trị tại nhà có thể được áp dụng như:
-
Sử dụng máy khí dung tạo độ ẩm để tạo điều kiện thích hợp cho môi trường không khí.
-
Để cổ họng có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế việc nói quá nhiều, nói liên tục khi bệnh chưa được khắc phục.
-
Uống nhiều lượng và hạn chế tình trạng để cổ họng bị khô. Trong đó, tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống lạnh, đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
-
Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
-
Hạn chế sử dụng thuốc xông mũi nếu không thực sự cần thiết bởi điều này có thể khiến cổ họng bị khô.
Người bệnh nên thường xuyên súc họng với nước muối sinh lý
Ngoài ra, khi nhờ đến sự chẩn đoán và tư vấn sức khỏe của bác sĩ, người bệnh cũng sẽ được kê toa sử dụng một số loại thuốc như:
-
Thuốc chống viêm để giảm tình trạng sưng tấy tại dây thanh quản. Ví dụ như prednisolon, alphachymotrypsine, methylprednisolon, lysozyme,... Lưu ý, các thuốc này bắt buộc phải có tham vấn của các bác sĩ mới được sử dụng.
-
Thuốc kháng sinh nhằm giảm sưng, giảm phù nề.
-
Thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen.
-
Thuốc xịt họng.
6. Làm sao để phòng ngừa viêm thanh quản?
Để tránh tình trạng viêm dây thanh quản xảy ra gây các ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và làm việc, bạn nên phòng ngừa bệnh với các lưu ý sau đây:
-
Nên uống nhiều nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước lọc kết hợp với nước ép hoa quả, rau củ.
-
Hạn chế việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống có chất kích thích.
-
Hạn chế thức khuya và sử dụng các loại đồ ăn chua, đồ ăn lên men.
-
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe như không ăn đồ chiên xào, đồ ăn đóng hộp,... Ưu tiên sử dụng hoa quả, rau củ, các đồ ăn dạng lỏng mềm hoặc sữa và các chế phẩm từ sữa,...
-
Không hút thuốc lá.
-
Không nên sử dụng giọng nói một cách quá sức.
-
Rửa tay trước khi ăn uống, không cho vật lạ hoặc vật bẩn lên mồm để tránh các nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Nên sử dụng hoa quả và rau củ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể
Viêm thanh quản dù không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra - chẩn đoán và thực hiện các phương pháp điều trị.
Hiện nay, Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng được người dân tin tưởng. Không chỉ có sự quy tụ của nhiều chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện còn sở hữu đầy đủ các thiết bị y khoa, đảm bảo đáp ứng cho mọi yêu cầu thăm khám của khách hàng.
Khi cần tư vấn, đặt lịch sử dụng dịch vụ nhanh chóng và không phải chờ đợi tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi ngay hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!