Các tin tức tại MEDlatec
7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần
- 14/07/2024 | Dấu hiệu đột quỵ ở nữ: ghi nhớ để phát hiện sớm
- 17/07/2024 | Tầm soát đột quỵ ở đâu: một số gợi ý để chọn được địa chỉ uy tín
- 25/07/2024 | Những loại thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả bạn nên biết
1. 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần không nên bỏ qua
1.1. Đau đầu dữ dội
Đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu đến đột ngột, đau dữ dội mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là 1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Vùng đau đầu ở bệnh nhân đột quỵ có xu hướng lan rộng và thời gian của cơn đau thường khá dài.
Đau đầu dữ dội là 1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần
1.2. Thị lực bị giảm sút
Người bị đột quỵ thường gặp phải vấn đề về thị lực vào khoảng thời gian trước khi cơn đột quỵ xảy ra. Vì thế, đây cũng được xem là 1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần.
Vấn đề về thị lực ở bệnh nhân đột quỵ xuất phát từ tình trạng não không được cung cấp đủ máu. Điều này gây nên các bất thường như:
- Mắt nhìn mờ hoặc không nhìn được.
- Tầm nhìn gần hoặc nhìn xa kém hơn bình thường.
- Tầm nhìn có sự xuất hiện của bóng đen hoặc điểm mù.
1.3. Chóng mặt và mất thăng bằng
1 trong 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần mà bạn cần ghi nhớ là tình trạng mất thăng bằng và chóng mặt. Đây là kết quả của sự gián đoạn lưu thông máu ở hệ thần kinh trung ương.
Người bị đột quỵ thường có các dấu hiệu về mất thăng bằng như:
- Quay cuồng, chóng mặt.
- Đứng khó giữ thăng bằng như bình thường, đi lại khó khăn.
- Cảm giác buồn nôn hoặc muốn ngã.
1.4. Tê yếu các chi
Trước khi xuất hiện cơn đột quỵ, người bệnh cũng rất dễ bị tê hoặc yếu một bên cơ thể. Dấu hiệu này là do não bị thiếu oxy và máu.
Ở dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra này, người bệnh sẽ có biểu hiện:
- Một bên cơ thể, thường gặp nhất là ở chân, tay, mặt có cảm giác tê, yếu, khó vận động.
- Khó khăn khi cử động hoặc nâng vật nặng.
- Cảm giác như kim châm hoặc mất cảm giác.
1.5. Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khu vực não điều khiển ngôn ngữ nên người bệnh bỗng nhiên nói khó, khó hiểu được lời nói của người khác. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
- Nói lắp, khó phát âm hoặc mất khả năng nói.
- Khó hoặc không hiểu được lời nói của người khác.
- Lẫn lộn và không nhớ được từ ngữ để diễn đạt.
Tê và yếu tay cũng được xếp vào dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ
1.6. Mất trí nhớ tạm thời
Mất trí nhớ tạm thời có thể nằm trong danh sách 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần vì lưu lượng máu đi đến các phần chịu trách nhiệm về trí nhớ của não bộ bị giảm sút. Điều này gây nên các tình trạng:
- Quên các sự kiện có tính chất gần hoặc các thông tin quan trọng.
- Khó khăn trong việc nhớ lại tên người quen hoặc địa điểm.
- Cảm giác lẫn lộn và không chắc chắn về thời gian và địa điểm.
1.7. Mệt mỏi, thiếu sức sống
Cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ do não không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Khi đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
- Mệt mỏi triền miên mà không thể giải thích lý do.
- Da nhợt nhạt.
- Thiếu năng lượng và không có động lực làm việc.
- Thường xuyên buồn ngủ, khả năng tập trung kém.
2. Cần làm gì khi có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?
Sơ cứu đúng cách và nhanh chóng giúp giảm thiểu tổn thương cho người bị đột quỵ
Dù gặp phải bất cứ biểu hiện nào trong 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần kể trên, người bệnh đều đến ngay cơ sở y tế để tiến hành những kiểm tra cần thiết.
Cụ thể, những việc người có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm cần làm là:
- Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức
Thời gian là yếu tố quyết định đối với hiệu quả điều trị đột quỵ. Mỗi phút trôi qua và bỏ lỡ thời gian vàng đột quỵ là số lượng tế bào não chết đi tăng lên, tổn thương càng khó hồi phục.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng
Hãy đặt người bệnh trong tư thế nằm nghiêng cao đầu 30 - 45 độ để đường thở được thông thoáng và tránh nguy cơ bị nghẹt thở.
- Giữ người bệnh ổn định
Giữ cho người bệnh được nằm trong không gian yên tĩnh và nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
Cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo của họ. Trường hợp người bệnh bị co giật, cần dùng chiếc đũa bọc giẻ đặt ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.
- Quan sát để ghi nhớ đầy đủ triệu chứng
Ghi lại thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bất kỳ thay đổi nào của người bệnh. Hãy cung cấp thông tin này cho nhân viên y tế thực hiện cấp cứu khi họ tới nơi.
- Không cho người bệnh ăn uống
Không cho người bệnh ăn uống để tránh tình trạng hít sặc hoặc ngạt thở.
- Cung cấp thông tin bệnh lý, sử dụng thuốc
Chuẩn bị sẵn sàng thông tin về tiền sử bệnh lý và thuốc đang sử dụng của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế.
- Không tùy ý áp dụng các phương pháp dân gian (như lấy kim chích vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ…) vì càng gây nguy hiểm hơn.
Hành động nhanh chóng và chính xác có thể tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng hồi phục của bệnh nhân đột quỵ. Vì thế, ngay khi phát hiện ra bất cứ tín hiệu nào từ 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần, đừng lãng phí thời gian giúp người bệnh được hỗ trợ y tế kịp thời.
Bên cạnh việc ghi nhớ để nhận diện sớm sự xuất hiện của đột quỵ thì tầm soát đột quỵ định kỳ chính là giải pháp bảo vệ sức khỏe. Để tầm soát đột quỵ, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Thông qua các kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn phương hướng điều trị và phòng ngừa để ngăn chặn, giảm thiểu hệ lụy của đột quỵ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!