Các tin tức tại MEDlatec
Bạch cầu đa nhân đóng vai trò gì trong cơ thể?
- 01/07/2023 | Tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cảnh báo điều gì?
- 01/07/2023 | Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy: khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị
- 01/07/2023 | Tìm hiểu nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính
1. Khái niệm và chức năng của bạch cầu đa nhân
Khác với bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân là loại bạch cầu có chứa nhiều hạt ở trong bào tương, thường là từ 2 - 5 hạt. Chúng còn được gọi bằng một cái tên khác là những neutrophil. Bạch cầu đa nhân có hình dáng không đều, đồng thời kích thước của nó sẽ lớn hơn và chúng cũng xuất hiện đông đúc hơn so với những loại bạch cầu khác trong máu.
Bạch cầu đa nhân là do tủy xương (phần mô mềm trong ống xương) sản sinh ra. Trong quá trình bạch cầu đa nhân được hình thành, tủy xương sẽ trải qua nhiều khâu nhào nặn và sản xuất tiếp theo để tạo ra bạch cầu đa nhân trưởng thành. Sau khi quá trình này được hoàn tất, bạch cầu sẽ được chuyển vào tủy xương, đó chính là một chất lỏng màu vàng được tìm thấy trong tủy xương. Từ đây chúng sẽ được giải phóng vào hệ tuần hoàn máu, khởi đầu sứ mệnh bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại từ bên ngoài.
Bạch cầu Basophil - Neutrophil - Eosinophil là nhóm bạch cầu đa nhân, còn lại là bạch cầu đơn nhân
Công việc hàng ngày của bạch cầu đa nhân sẽ diễn ra theo quy trình sau:
Phát giác các yếu tố có hại:
Cơ thể tạo ra bạch cầu đa nhân nhằm mục đích kích thích sản sinh ra kháng thể khi có các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn xâm nhập. Lúc này bạch cầu đa nhân sẽ nhanh chóng phát hiện ra chúng nhờ các protein có trên màng tế bào (receptor).
Di chuyển tới nơi có tác nhân gây bệnh và tiêu diệt chúng:
Bạch cầu sẽ tiến hành các phương pháp như sau:
● Phagocytosis: bạch cầu bắt đầu bữa ăn của mình bằng cách nuốt các vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng, quá trình này được gọi là phagocytosis. Khi tiếp cận với các tác nhân có hại, ngay lập tức bạch cầu sẽ dùng chính cơ thể nó để bao vây vi khuẩn tạo thành một túi phagosome. Sau đó chúng lại tiết ra các enzyme để tiêu hóa những gì chúng vừa mới nuốt vào;
● Kích thích sản sinh kháng thể: bạch cầu sau đó sẽ tiết ra chemoattractant và những chất khác để kích thích sản sinh ra những kháng thể mới, đồng thời thu hút kháng thể kéo đến và tập trung tiêu diệt kẻ thù. Những tân binh kháng thể sẽ gắn vào các tác nhân có hại và triển khai cơ chế tử trận, nhanh chóng tiêu hủy những tác nhân này.
Tham gia vào phản ứng viêm:
Ngoài nhiệm vụ “tìm và diệt” các yếu tố ngoại lai có hại, bạch cầu đa nhân còn kiêm nhiệm một vai trò khác đó là tham gia vào phản ứng viêm. Khi cơ thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở khu vực nào đó, bạch cầu đa nhân sẽ giải phóng ra các chất như cytokine và histamin và dẫn tới các triệu chứng viêm như sưng đau, phồng, nóng rát, đỏ,... Cơ chế này có tác dụng khoanh vùng khu vực bị nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi để các kháng thể tập trung tại đó và tiêu diệt những tác nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
2. Những loại bệnh lý nào có thể ảnh hưởng tới bạch cầu đa nhân?
Các tế bào bạch cầu đa nhân có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý sau:
Suy giảm chức năng tủy xương:
Nơi sản xuất bạch cầu đa nhân chính là tủy xương. Vì vậy nếu bộ phận này bị ảnh hưởng bởi một loại bệnh lý nào đó thì cũng sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển của bạch cầu đa nhân. Từ đó gây giảm số lượng và chất lượng bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Viêm nhiễm:
Khi cơ thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn hay các tác nhân gây viêm nhiễm, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt hoạt động của các tế bào bạch cầu đa nhân. Số lượng bạch cầu đa nhân sẽ tăng cao nhanh chóng và di chuyển tới nơi bị viêm nhiễm để tiêu diệt tác nhân gây nên tình trạng này.
Sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu đa nhân tăng cao
Những bệnh truyền nhiễm:
Các bệnh lý truyền nhiễm bao gồm HIV/AIDS, lao có thể gây tổn thương hệ miễn dịch và khiến số lượng bạch cầu đa nhân suy giảm.
Các bệnh về miễn dịch:
Một số bệnh về hệ miễn dịch như bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn dịch, viêm khớp sẽ ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu đa nhân. Khi đó các tế bào này khó có thể tham gia vào quá trình chống lại các tác nhân gây bệnh như chức năng vốn có của chúng.
3. Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu tiết lộ điều gì về bạch cầu đa nhân?
WBC là viết tắt của White Blood Cell là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu giúp phản ánh và đánh giá về trạng thái hiện tại của các tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Khi chỉ số WBC tăng cao hơn mức bình thường (WBC trung bình là từ 4.000 - 11.000 bạch cầu/microlit) thì tức là cơ thể người bệnh đang gặp phải một vết thương hay một tình trạng bệnh lý nào đó. Ngoài ra chỉ số này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương, stress hay tác dụng phụ của những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng để điều trị bệnh.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại (máy siêu âm, chụp X-quang, máy nội soi, chụp CT, chụp MRI) cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt song hành 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP góp phần mang lại những kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng. Từ đó giúp khách hàng phát hiện kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là các bệnh về máu.
MEDLATEC - Địa chỉ uy tín chuyên thực hiện mọi loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu
Để được tư vấn và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ tại viện cũng như được hỗ trợ đặt lịch khám, mời quý bạn đọc liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!