Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh đau mắt đỏ - Tổng hợp những thông tin cần biết
- 01/03/2024 | 9 cách giúp bạn phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
- 01/03/2024 | Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi và lời giải đáp từ bác sĩ Nhãn khoa
- 22/08/2024 | Đau mắt đỏ có lây không và những vấn đề liên quan
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm và đỏ lên của lớp màng trên bề mặt nhãn cầu hoặc kết mạc mi. Đây là bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
Đau mắt đỏ thường tự phát đột ngột và có thể tự khỏi trong khoảng một tuần, nhưng nếu hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Đau mắt đỏ là hiện tượng bị viêm, sưng đỏ ở lớp màng trên bề mặt nhãn cầu
2. Đau mắt đỏ do đâu?
Đau mắt đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng này:
Do virus gây bệnh
Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ, trong đó có thể kể đến như virus Covid-19 và Adenovirus. Các biểu hiện bệnh thường bao gồm ngứa mắt, tình trạng mắt có ghèn, sưng mí và chảy nước mắt.
Do virus tồn tại trong dịch tiết của người bệnh, bệnh đau mắt đỏ có thể dễ dàng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện hoặc sử dụng chung đồ vật cá nhân như khăn mặt, mặt nạ, hoặc các vật dụng khác.
Virus là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau mắt đỏ
Do vi khuẩn gây bệnh
Một số loại vi khuẩn gây nên bệnh đau mắt đỏ thường gặp là vi khuẩn Haemophilus influenzae, Staphylococcus,… Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây nên thường nguy hiểm hơn so với virus gây bệnh, cần được điều trị sớm và kịp thời để giảm biến chứng. Tình trạng này thường làm mắt đỏ, ngứa, thậm chí là có ghèn dịch mủ.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng thường ít gặp và không lây lan trong cộng đồng. Các tác nhân như hóa chất hoặc các vật lạ như lông động vật, phấn hoa, có thể bay vào mắt và gây kích ứng. Khi mắc đau mắt đỏ do dị ứng, người bệnh thường sẽ cùng lúc trải qua các triệu chứng dị ứng khác ở da hoặc đường hô hấp.
3. Bệnh đau mắt đỏ có biến chứng không?
Đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chủ động điều trị sớm và kịp thời, tình trạng bệnh có thể tiến triển và ảnh hưởng đến giác mạc, từ đó gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí viêm giác mạc nặng, có nguy cơ dẫn đến mù lòa.
Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
4. Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ và những điều cần lưu ý
Nếu bệnh do virus gây ra thì sẽ diễn biến trong vòng 1 tuần và tự khỏi. Để giảm bớt khó chịu bạn có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý và chườm lạnh để giảm sưng.
Trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn có nhiễm trùng thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Người bệnh sẽ được điều trị, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng thì đầu tiên bạn cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Nếu triệu chứng ngày càng nặng và khó chịu thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và kê thuốc điều trị.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây để nhanh hồi phục:
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, bổ dưỡng: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho mắt bao gồm như: thịt cá, dầu cá, các loại rau xanh, cà rốt,... Các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi,...
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi đúng giờ.
- Trong thời gian bị bệnh nên hạn chế sử dụng máy tính, thiết bị điện tử nhiều để cho mắt được nghỉ ngơi.
Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin
5. Một số biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Để chăm sóc và bảo vệ mắt hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt nhẹ nhàng giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và đồ dùng cá nhân: Thường xuyên giặt giũ chăn, màn, giường chiếu để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Hạn chế để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt, đặc biệt khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa.
- Đeo khẩu trang và kính chắn bụi khi ra ngoài: Điều này giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và vi khuẩn, đặc biệt khi ở nơi công cộng hoặc nơi đông người.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Đặc biệt là các vật dụng như khăn mặt để tránh lây nhiễm chéo.
- Duy trì không gian sống sạch sẽ và thoáng khí: Giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có hại.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho mắt.
- Hạn chế dụi mắt bằng tay: Có thể tránh được việc truyền nhiễm vi khuẩn từ tay lên mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm liên quan đến mắt.
Nên vệ sinh mắt mỗi ngày để phòng bệnh đau mắt đỏ
Trên đây là những thông tin, chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ các bạn có thể tham khảo. Đau mắt đỏ là một bệnh có thể điều trị tại nhà tuy nhiên nếu bệnh ngày càng nặng hơn hoặc có những triệu chứng bất thường thì hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, kê đơn và điều trị.
Bạn đang phân vân chưa biết tìm cơ sở khám nào uy tín thì hãy đến ngay Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đến chuyên khoa mắt của MEDLATEC, bạn sẽ được các chuyên gia, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thăm khám. Quý khách hãy liên hệ số hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ hỗ trợ đặt lịch thăm khám cũng như giải đáp các thắc mắc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!