Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: triệu chứng và cách phòng ngừa
- 15/04/2021 | Suy hô hấp và những thông tin bạn cần biết
- 07/05/2021 | Những thông tin bổ ích liên quan đến các bệnh viêm đường hô hấp
- 06/05/2021 | Thở khò khè có thể cảnh báo những bệnh đường hô hấp nào?
1. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là gì?
Do khả năng lây nhiễm dễ dàng, virus gây bệnh có nhiều biến thể mới nên bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là một trong nhóm bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây lan rất nhanh
1.1. Hiểu thế nào về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp?
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là nhóm bệnh mà tác nhân gây bệnh là vi sinh vật, lây truyền qua những giọt bắn chứa vi khuẩn, virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc bám trên các bề mặt tiếp xúc. Qua môi trường này, người khỏe mạnh có thể mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh khi ho hắt hơi, khạc nhổ, ho, trò chuyện, ca hát,…
Trong các hoạt động liên quan đến hô hấp này, người bệnh đưa vào môi trường không khí các tác nhân gây bệnh, người lành hít vào hoặc tiếp xúc tay rồi đưa lên mắt, miệng, mũi,… và mắc bệnh. Hình thức phát tán mầm bệnh này là các hạt khí dung, còn gọi là aerosol - các giọt nước kích thước siêu nhỏ.
1.2. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh mà con đường lây truyền là qua đường không khí hoặc ưu tiên con đường lây nhiễm chủ yếu là qua không khí. Điều kiện tiên quyết để bệnh có thể lây truyền qua đường không khí là sinh sinh vật truyền nhiễm có thể tồn tại lâu trong khí dung, chúng phân tán lơ lửng và di chuyển trong không khí.
Virus lây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tồn tại trong các hạt khí dung
Cụ thể, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gồm các bệnh lý sau:
-
COVID-19.
-
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS.
-
Ho gà.
-
Hội chứng hô hấp Trung Đông MERS.
-
Bệnh Lao.
-
Bệnh đậu mùa.
-
Bệnh viêm màng não mô cầu.
-
Bệnh do Adenovirus, rhinovirus, Enterovirus,…
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Sự lây nhiễm tác nhân gây bệnh trong bệnh nhiễm trùng đường hô hấp liên quan đến khoảng cách giữa nguồn bệnh và các thể, miễn dịch của vật chủ, thời gian và số lượng tiếp xúc với người mang bệnh,…
Cụ thể, mỗi tác nhân gây bệnh lại có điều kiện môi trường lý tưởng để tồn tại cũng như lây truyền trong không khí. Các yếu tố môi trường tác động bao gồm:
Nhiệt độ
Đa phần các virus gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ưa thích nhiệt độ thấp hơn để tồn tại và phát triển, đó là lý do bệnh thường gặp hơn ở thời điểm giao mùa hoặc thời tiết lạnh. Tiểu biểu như bệnh cúm, đợt bùng phát dịch thường rơi vào thời điểm khí hậu lạnh.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời mang theo tia UV, tia này gây ảnh hưởng đến sự phát triển, lây nhiễm cũng như sự tồn tại của virus gây bệnh. Điều này lý giải tại sao các nước có số giờ nắng trung bình trong ngày cao có một số bệnh thường ít mắc hơn so với các nước khu vực nhiệt đới.
Ánh nắng mặt trời có thể tiêu diệt virus gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Gió
Gió có thể giúp sự lưu thông không khí, trong đó chứa các hạt khí dung mang mầm bệnh tốt hơn, vì thế khả năng lây nhiễm cũng cao hơn. Tuy nhiên, gió lại làm giảm nồng độ hạt khí dung mang mầm bệnh. Thực tế, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây nhiễm hơn trong môi trường kín, điều kiện thông gió kém.
Độ ẩm
Độ ẩm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, độ ẩm cao giúp khí dung mang mầm bệnh tồn tại lâu hơn trong môi trường bình thường, kể cả môi trường có tia UV, từ đó nguy cơ lây nhiễm cũng cao hơn.
2. Triệu chứng nhận biết nhiễm trùng đường hô hấp
Hầu hết nhiễm trùng đường hô hấp gây ra triệu chứng viêm long đường hô hấp trên đầu tiên, sau có thể tấn công vào các cơ quan hô hấp sâu hơn trong cơ thể như phổi, xoang,… Cụ thể, những triệu chứng nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp như:
-
Hắt hơi.
-
Ho.
-
Sổ mũi.
-
Đau họng.
-
Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang hoặc viêm phổi.
-
Đau đầu.
-
Sốt.
-
Cơ thể nhức mỏi, đặc biệt là các cơ.
-
Mất vị giác, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi vị giác.
-
Nổi hạch,…
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già
3. Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Tùy vào tác nhân gây bệnh cụ thể mà việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể khác nhau. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong điều trị và đẩy lùi nhóm bệnh này, do đó bệnh nhân cần lưu ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất và tăng cường miễn dịch tự nhiên. Các trường hợp bệnh nặng, nguy cơ biến chứng thì có thể can thiệp điều trị bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ lây nhiễm cao, khả năng gây bùng dịch và gây biến chứng cho bệnh nhân hệ miễn dịch yếu nên việc phòng ngừa vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Do khả năng lây nhiễm cao nên người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cần được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm cho đến khi kiểm soát được bệnh. Bản thân người bệnh lẫn người chăm sóc, gia đình và y bác sĩ cần nhận thức rõ bệnh để cùng thực hiện biện pháp theo dõi, phòng ngừa lây nhiễm.
Để kiểm soát sự lây lan các hạt khí dung mang mầm bệnh, bệnh nhân có thể dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, các vật dụng cá nhân của người bệnh như khẩu trang, khăn tay, khăn mặt,… cần được làm sạch, khử trùng đúng cách và hạn chế tái sử dụng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cần được cách ly điều trị
Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh nên chủ động theo dõi, hạn chế tiếp xúc, thông báo cho người nhà, người tiếp xúc gần cùng y bác sĩ biết để cùng kiểm soát lây nhiễm cũng như điều trị bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!