Các tin tức tại MEDlatec
Chăm sóc da của người bị tiểu đường: Bí quyết giữ da khoẻ, ngừa biến chứng
- 04/02/2025 | Triệu chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường và phương án xử trí
- 01/04/2025 | Xét nghiệm định lượng Fructosamine có ý nghĩa gì đối với quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường?
- 09/04/2025 | Hướng dẫn phân loại insulin trong điều trị tiểu đường
- 14/04/2025 | Người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không? Sự thật bạn cần biết
- 17/05/2025 | Thuốc bổ thận cho người tiểu đường: Cách chọn và lưu ý khi sử dụng
1. Lý do người bệnh tiểu đường dễ gặp các vấn đề về da
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến, gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có làn da. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường lại dễ mắc các vấn đề về da? Dưới đây là lý do chi tiết:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn so với người bình thường, khiến cơ thể không thể chống lại các loại virus, vi khuẩn, hay nấm, gây ra các vấn đề về da, chẳng hạn như: nhiễm trùng da, nhiễm nấm da, da chậm lành thương,...
- Lưu thông máu kém: Đường huyết tăng cao không được kiểm soát ổn định sẽ làm tổn thương mạch máu nhỏ, khiến máu khó lưu thông đến da, gây ra tình trạng da khô, dễ tổn thương và lâu lành vết thương.
- Da mất nước: Tình trạng đường huyết cao kéo dài có thể làm da mất nước, khiến làn da bị khô, bong tróc và nứt nẻ.
- Tổn thương thần kinh: Bên cạnh những vấn đề kể trên, tiểu đường cũng có thể làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, khiến người bệnh không thể cảm nhận các tổn thương nhỏ trên da, dẫn đến bỏ qua những vết thương nhỏ trên da. Lâu ngày, khi không được phát hiện và xử lý kịp thời, vết thương đó viêm loét và có thể nhiễm trùng.
2. Các vấn đề da thường gặp ở người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể gặp một số vấn đề về da như: nhiễm trùng da, da khô, vết thương lâu lành và nổi u vàng. Dưới đây là thông tin chi tiết:
- Nhiễm trùng da: Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc nấm, gây ra tình trạng mẩn đỏ, mủ, sưng hoặc ngứa tại vị trí nhiễm trùng da.
- Da khô và nứt nẻ: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều gặp phải triệu chứng này. Do ảnh hưởng của lưu thông máu kém và rối loạn thần kinh tự chủ gây giảm tiết mồ hôi, da của bệnh nhân tiểu đường thường khô, nứt nẻ, hay thậm chí bong tróc từng mảng da.
- Vết thương lâu lành: Vết loét thường xuất hiện ở bàn chân do ảnh hưởng của lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh.
- Nổi u vàng: Trong một số trường hợp điển hình, có thể xuất hiện ban vàng trên da, thường kèm ngứa và có liên quan mật thiết đến tình trạng mỡ máu cao.
- Các vấn đề khác: Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể gặp các triệu chứng như: xuất hiện vùng da sẫm màu bất thường, nổi mụn nước ở tay chân,...
Để kiểm soát các vấn đề kể trên, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, việc chăm sóc da đúng cách cho người bị tiểu đường là vô cùng quan trọng. Nó giúp mang lại một làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
3. Bí quyết chăm sóc da của người bị tiểu đường
Dưới đây là bí quyết chăm sóc da của người bị tiểu đường mà bạn nên tham khảo:
- Kiểm soát đường huyết ổn định: Đây là yếu tố quan trọng quyết định phần nhiều sức khỏe của làn da. Bằng việc kiểm soát ổn định lượng đường trong máu, giúp mang lại một làn da khỏe mạnh, mềm mịn và hạn chế các vấn đề da liễu liên quan.
- Vệ sinh da sạch sẽ và dưỡng ẩm đầy đủ: Vệ sinh da sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Sử dụng kết hợp các sản phẩm dưỡng ẩm da tự nhiên sẽ giúp mang lại làn da mềm mịn, khỏe khoắn.
- Chăm sóc kỹ bàn chân: Bàn chân là vị trí dễ xuất hiện vết loét, bọng nước trên da. Vì vậy, bạn cần chú ý rửa sạch chân hàng ngày, lau khô kỹ giữa các ngón chân, kiểm tra vết xước để bảo đảm không gặp các vấn đề da liễu liên quan.
- Mặc quần áo thoáng mát: Nên ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát trực tiếp lên da.
- Không tự ý xử lý mụn, mủ bất thường: Tuyệt đối không tự ý nặn mụn hoặc sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc lên vết thương khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Điều này dễ làm trầm trọng hơn tình trạng mụn mủ trên da.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh tiểu đường nếu gặp một trong các vấn đề dưới đây, cần đến thăm khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, tránh làm tổn thương da quá mức:
- Bề mặt da xuất hiện vết loét, chảy mủ, không có dấu hiệu lành thương sau 2 - 3 ngày.
- Tình trạng ngứa da kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, dù cho đã sử dụng kem dưỡng. Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng da như sưng, nóng, đỏ, đau.
- Xuất hiện bọng nước trên bề mặt da, đặc biệt là ở vùng tay chân.
- Xuất hiện những mảng da màu sẫm bất thường và có dấu hiệu bong tróc.
Bài viết trên đây là chi tiết về các vấn đề da thường gặp và bí quyết chăm sóc da của người bị tiểu đường. Để duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mịn, người bệnh tiểu đường cần chú ý: kiểm soát đường huyết ổn định, vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm da đầy đủ, mặc quần áo thoáng mát và không tự ý xử lý mụn, mủ bất thường. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, tuyệt đối mua và sử dụng thuốc bôi da không rõ nguồn gốc, vì nó có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng da của bạn. Và khi ấy việc phục hồi sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!