Các tin tức tại MEDlatec
Chi phí xét nghiệm giang mai bao nhiêu và địa chỉ thực hiện
- 21/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?
- 06/06/2022 | Xét nghiệm giang mai sau bao lâu và cần làm gì khi kết quả dương tính?
- 05/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
1. Những con đường lây truyền bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh xã hội gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum, căn bệnh sẽ phát triển theo 3 giai đoạn với mức độ bệnh nghiêm trọng dần và nguy cơ biến chứng nặng cũng tăng lên. Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh không gặp phải triệu chứng nào hoặc triệu chứng rất mờ nhạt nên thường chủ quan bỏ qua. Đến giai đoạn cuối, triệu chứng bệnh mới thể hiện rõ thì sức khỏe của người bệnh cũng rất ảnh hưởng.
Bạn có thể nhiễm bệnh giang mai nếu không biết cách tự bảo vệ mình
Một trong những vấn đề về bệnh giang mai được nhiều người quan tâm đó là con đường lây truyền bệnh. Nắm rõ các con đường lây truyền bệnh, mỗi chúng ta có thể chủ động bảo vệ bản thân và tuyên truyền cho những người xung quanh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hai con đường lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai chính và thường gặp bao gồm:
1.1. Lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn
Các số liệu khảo sát đã chỉ ra rằng, có đến 90% bệnh nhân nhiễm giang mai là từ con đường này, không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn với người nhiễm bệnh. Những người có đời sống tình dục thiếu lành mạnh hoặc có nhiều bạn tình cùng lúc là những đối tượng nguy cơ cao.
Bệnh giang mai thường lây qua đường quan hệ tình dục
1.2. Lây nhiễm qua đường truyền máu
Xoắn khuẩn giang mai không chỉ có trong dịch tiết cơ thể và lây qua đường tình dục mà còn tồn tại trong máu người bệnh. Do đó, nếu một người khỏe mạnh nhận truyền máu từ bệnh nhân hoặc sử dụng chung dụng cụ tiêm, chích sẽ có thể nhiễm bệnh.
1.3. Lây truyền từ mẹ sang con
Các bác sĩ cho biết, giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai hoặc qua quá trình sinh nở. vì thế, những bà mẹ mắc bệnh cần đi khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe thai nhi, phát hiện sớm và can thiệp nếu xoắn khuẩn qua nhau thai tấn công vào.
Lây nhiễm qua đường tình dục vẫn là con đường nguy cơ cao nhất, do vậy sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và có đời sống tình dục lành mạnh là rất quan trọng.
2. Phương pháp xét nghiệm nào chẩn đoán bệnh giang mai?
Để chẩn đoán bệnh giang mai có rất nhiều phương pháp phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có triệu chứng. Do đó, người bệnh nên chủ động đi xét nghiệm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao do hành vi quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể, máu của người bệnh.
Xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh giang mai cả khi chưa có triệu chứng
Dưới đây là những xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai hiện nay:
2.1. Xét nghiệm bằng kính hiển vi trường tối
Đây là xét nghiệm nhanh để chẩn đoán một người có mắc bệnh giang mai hay không, mẫu vật phẩm để phân tích là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch của cả nam và nữ giới. Bệnh phẩm sẽ được nhuộm đặc biệt là soi dưới kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn Treponema pallidum.
Phương pháp xét nghiệm này cho kết quả nhanh song chỉ phù hợp áp dụng ở giai đoạn 1, với nữ giới có khả năng âm tính giả cao do các vi khuẩn khác hoặc nhầm lẫn xoắn khuẩn giang mai với xoắn khuẩn khác cùng loại.
2.2. Xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR
Xét nghiệm sàng lọc RPR dựa trên cơ chế kiểm tra kháng thể của cơ thể chống lại xoắn khuẩn gây bệnh, mẫu bệnh phẩm có thể dùng là máu của người bệnh, nước ối với phụ nữ mang thai, dịch não tủy ở trẻ nhỏ. Xét nghiệm này cho kết quả nhanh chóng, tuy nhiên vẫn có thể âm tính giả do kháng thể cơ thể tạo ra chưa đủ nhiều để nhận diện.
Ngoài ra, kết quả dương tính giả khi xét nghiệm RPR cũng có thể gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch hoặc ở phụ nữ mang thai. Để khẳng định kết quả, bệnh nhân có thể cần làm thêm một số xét nghiệm nữa.
2.3. Xét nghiệm tìm kháng thể bệnh giang mai TPHA
Cũng như xét nghiệm RPR, xét nghiệm giang mai bằng TPHA cũng là một loại xét nghiệm huyết thanh học nhằm phát hiện xoắn khuẩn giang mai. Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả nhất hiện nay, và có thể áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh.
Có 2 phương pháp xét nghiệm TPHA là TPHA định tính và TPHA định lượng.
TPHA định tính giúp xác định một người có bị bệnh hay không. TPHA định lượng giúp đánh giá lượng kháng thể giang mai trong máu, từ đó xác định giai đoạn, tình trạng bệnh, hỗ trợ bác sĩ đưa ra phương án điều trị tối ưu.
3. Chi phí xét nghiệm giang mai là bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm giang mai còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm mà bạn lựa chọn.
Nhìn chung, chi phí xét nghiệm giang mai không quá cao, chênh lệch giữa các phương pháp xét nghiệm cũng như tại các cơ sở y tế không quá lớn. Do đó, đừng quá quan tâm đến chi phí mà điều cần làm là xét nghiệm và điều trị bệnh sớm để đẩy lùi bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp, điều trị với chi phí hợp lý.
Chi phí xét nghiệm giang mai còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ xét nghiệm và điều trị giang mai uy tín với nhiều cơ sở trên cả nước bởi:
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.
-
Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, đảm bảo lấy mẫu, bảo quản mẫu và tiến hành phân tích mẫu đúng quy trình.
-
Có dịch vụ lấy mẫu tại nhà, trả kết quả tận nơi, qua tin nhắn hoặc qua email, giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi cho bệnh nhân. Giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm tại viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại/1 lần lấy mẫu.
Đừng ngần ngại, quý khách hàng hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm về chi phí xét nghiệm giang mai cũng như các vấn đề liên quan.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!